Với nhiều người, cái thú vui của việc nuôi cá cảnh không đơn thuần là ngắm nhìn vẻ đẹp bề ngoài mà còn ở quá trình sinh sản của chúng. Tuy nhiên, do sống trong môi trường nuôi nhốt nhân tạo mà quá trình sinh sản của cá cảnh cũng bị ảnh hưởng ít nhiều nên không phải ai cũng có cơ hội để chiêm ngưỡng được điều kỳ diệu này. Nếu các bạn muốn quan sát được quá trình sinh sản của cá cảnh thì trước tiên phải biết chắc chắn được cá cảnh mang thai bao lâu và dấu hiệu nào cho thấy chúng sắp sinh.

Cá cảnh mang thai bao lâu?

cá cảnh mang thai bao lâu

Nhận biết cá cảnh mang thai

  • Những giống cá như bảy màu, cá đuôi kiếm, cá mô ly hay cá Platy là những giống cá cảnh đẻ con phổ biến nhất hiện nay. Ở những loài cá này, cá trống và cá mái sau khi giao phối xong, cá mái sẽ có nhiệm vụ nuôi trứng bên trong bụng. Thời gian kể từ lúc mang thai cho đến khi trứng nở của những giống cá này vào khoảng 30-60 ngày, sau đó cá mẹ sẽ bắt đầu đẻ con.
  • Cách nhận biết cá trống và cá mái: Theo môt số quy luật nhất định ở loài cá cảnh đẻ con, cá trống thường có màu sắc sáng hơn và có vây gần hậu môn, hẹp ở phía đuôi. Trong khi đó, cá cảnh mái thường có màu xỉn, phần vây dưới hậu môn có hình quạt hay tam giác. Việc xác định chính xác giới tính của cá cảnh sẽ giúp chúng ta phân biệt được khi nào cá cảnh tiến hành giao phối.
  • Hình thức giao phối: Tùy thuộc vào từng loại cá cảnh mà những hành vi khi kết đôi, giao phối sẽ có nhiều đặc điểm khác biệt. Ở phần lớn loài cá cảnh, bao gồm cả giống cá phát tài, cá trống thường sẽ rượt đuổi cá mái rất hăng, đôi khi hành vi này còn gây ra một số tổn thương cho cá mái. Còn ở một số giống cá cảnh khác, chẳng hạn như cá dĩa, cá trống và cá mái lại có thói quen bảo vệ một khu vực nào đó bên trong bể nuôi. Cho dù là trường hợp nào thì khi cá cảnh tiến hành giao phối thì chắc chắn cá trống và cá mái sẽ quấn lấy nhau hoặc xuất hiện một số hành vi khác ( Rất khó để nhận ra).
  • Lưu ý đến hiện tượng bụng cá phình lên: Thông thường sau khoảng 20-40 ngày kể từ thời điểm giao phối, phần bụng của cá mái sẽ bắt đầu phình to lên ( Có dạng hình tròn hoặc hình hộp). Một số loài cá như cá bình tích tuy có phần bụng phình lên một cách tự nhiên, thế nhưng khi mang thai thì chúng vẫn có một số điểm khác biệt nằm ở phía bụng trước ( Ngay dưới mang cá). Lưu ý: Cá đực đôi khi có thể bị phình bụng trước, tuy nhiên đây chỉ là dấu hiệu cho thấy chúng bị thừa cân. Nếu các bạn không cho chúng ăn nữa trong vòng 1-2 ngày thì phần bụng của cá trống sẽ nhỏ lại, còn với những con cá mái đang mang thai thì hoàn toàn không.
  • Xác nhận đốm màu đỏ hoặc đen trên bụng cá mái: Khi mang thai, cá mái thường nổi lên một số chấm nhỏ ( Gần huyệt) có màu đen hoặc đỏ, những nốt này còn gọi là chấm mang thai. Những chấm này luôn luôn xuất hiện ở một số loài cá nhưng chúng sẽ sáng màu hoặc đậm hơn sau khi mang thai.
  • Cách chăm sóc cá bột: Việc chăm sóc một đàn cá con có thể là thách thức không hề nhỏ với nhiều người, đặc biệt là với những ai mới bắt đầu tập chơi cá cảnh. Nếu các bạn chưa thật sự có nhiều kinh nghiệm trong việc này thì tốt nhất là nên liên hệ với những người chơi lâu năm hay các cửa hàng cá cảnh để học hỏi thêm hoặc cho cá con đi. Trường hợp bạn quyết định chăm sóc đàn cá con rồi thì hãy tiến hành theo các bước sau đây, cũng như tìm hiểu thêm về giống cá mình đang nuôi.

Cách xác định hiện tượng làm tổ và đẻ trứng

cá cảnh mang thai bao lâu

  • Có khá nhiều loài cá cảnh là loài đẻ trứng, trong đó bao gồm cả cá Betta, cá dĩa và hầu hết những giống cá phát tài. Ở những giống cá này, khi sinh sản chúng có thể đẻ đến hàng trăm hàng ngàn trứng. Trong thời kỳ sinh sản chúng thường sẽ đẻ vào tổ được làm bên dưới đáy hồ, trên thành bể hay mặt nước. Nếu trong bể nuôi có cá trống thì đôi khi nó sẽ tiến hành thụ tinh cho trứng sau khi cá mái đẻ xong hay giao phối trực tiếp với cá mái trước đó ( Tùy thuộc theo giống loài). Một số giống cá, cá mái có thể trữ tinh dịch của cá trống lên đến vài tháng trước khi dùng chúng để tiến hành thụ tinh cho trứng, chính vì vậy mà đôi khi trong bể cá chỉ toàn cá mái nhưng vẫn có thể xuất hiện hiện tượng sinh sản.
  • Dấu hiệu cá làm tổ: Phần lớn các loài cá đẻ trứng sẽ thường làm tổ để bảo vệ trứng, những cái tổ đẻ trứng như vậy có thể trông giống như những lỗ nhỏ hay đống sỏi được đùn lại, nhưng không phải khi nào chúng ta cũng có thể nhìn thấy chúng một cách rõ ràng. Một số giống cá phát tài có thể làm những cái tổ trứng rất tinh vi bằng một đám bọt, thường là do con trống tạo ra trên mặt nước.
  • Kiểm tra trứng: Một số con cá mái thuộc loài này phần bụng thường phình to lên do trứng phát triển, tuy nhiên dấu hiệu này thường không được xem là một thay đổi lớn và chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn. Sau khi cá mái đẻ xong, trứng cá sẽ nhìn trông giống như các viên thạch hình tròn và nhỏ nhắn. Thông thường trứng cá sẽ không nằm tạp trung tại một chỗ nhất định mà rãi rác ra toàn bộ khu vực bể nuôi, thế nhưng cũng có một số sẽ tụ lại một chỗ tại khu vực làm tổ hay dính dưới đáy hay thành bể nuôi. Nhiều loài cá cảnh đẻ trứng sẽ có hành vi giao phối, gồm cá cá phát tài. Trong quá trình giao phối, cá trống và cá mái thường có biểu hiện hăng hái, hành động này có thể kéo dài đến vài tiếng và kết thúc bằng việc đẻ trứng sau đó.
  • Chuẩn bị cho trứng nở: Việc chăm sóc cá con không phải là một công việc dễ dàng, tuy nhiên ngay cả khi các bạn chưa thật sẵn sàn cho việc này thì bạn vẫn có một khoảng thời gian ngắn để chuẩn bị trước khi trứng bắt đầu nở. Lúc này điều bạn cần làm là nhờ các của hàng hay người có kinh nghiệm để tư vấn về việc nuôi cá con, vì quy trình nuôi cá con sẽ không hề giống nhau tùy theo từng loài cá.

Hướng dẫn cách nuôi cá cảnh con

cá cảnh mang thai bao lâu

  • Tìm hiểu thông tin về loài cá mà bạn đang nuôi: Những thông tin sau đây chỉ có thể cung cấp cho bạn các kiến thức cơ bản nhất và chúng chỉ giúp bạn ứng phó khi trong bể cá nhà mình vô tình xuất hiện một đàn cá con. Do việc chăm sóc cá cảnh con không hề đơn gian một chút nào, nó thật sự là một thử thách lớn với những ai mới tập chơi cá cảnh. Vì vậy mà việc bạn càng hiểu rõ hơn về giống cá mình đang nuôi thế nào thì càng tốt thế đó.
  • Thay bộ lọc nước thường thành bộ lọc nước bọt biển: Trường hợp các bạn đang sử dụng bộ lọc nước thông thường cho bể cá thì bạn hãy thay chúng bằng một bộ lọc bọt biển, nếu các bạn không làm vậy thì dòng nước quá mạnh sẽ khiến các chú cá con của chúng ta bị kiệt sức, thậm chí chúng có thể bị hút vào trong bộ lọc và chết.
  • Tách cá con ra bể riêng: Với những người nuôi cá lâu năm hay chuyên nhân giống cá để bán thì họ thường sẽ lắp đặt một bể khác và chuyển trứng sang đó sau khi cá mái đẻ trứng hoặc là chuyển cá con sang. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là người chơi cá cảnh chuyên nghiệp thì rất khó để tạo môi trường an toàn cho cá con chỉ trong thời gian ngắn. Vào những lúc như vậy thì bạn hãy tiến hành ngăn bể cá bằng một tấm nhựa để cách ly cá con và những cá thể cá cảnh khác trong bể. Tùy theo từng giống cá, có thể cá bố mẹ sẽ chăm sóc cá con hay ăn chúng, vì vậy để đảm bảo chắc chăn việc mình làm là chính xác thì bạn nhớ hỏi thêm kinh nghiệm từ các của hàng cá cảnh. 
  • Lựa chọn thức ăn phù hợp: Đôi khi bạn có thể mua thức ăn dành riêng cho cá bột ở một số cửa hàng cá cảnh, nhưng thường bạn sẽ phải chọn lựa giữa nhiều loại thức ăn khác nhau. Trong đó, trùng cỏ là loại thức ăn dạng lỏng hay luận trùng được xem là an toàn nhất. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển thì cá con cũng cần bổ sung thêm dinh dưỡng từ những nguồn thức ăn khác, các loại thức ăn này phụ thuộc vào loài cá bạn đang nuôi và kích thước hiện tại của chúng. 

Những điều cần lưu ý

cá cảnh mang thai bao lâu

  • Nếu bạn không thật sự muốn cá sinh sản thì nên tách riêng cá trống và cá mái ngay từ ban đầu, nếu lỡ chúng đã tiến hành giao phối hay sinh sản thì bạn nên liên hệ với cửa hàng bán cá cảnh để họ đem cá con đi.
  • Trong quá trình nuôi cá cảnh sinh sản, nếu phát hiện kích thước chúng tăng nhanh và di chuyển chậm chạp hơn thì rất có thể chúng đang bị béo lên do bệnh chứ không phải mang thai. Trường hợp này nếu xảy ra thì tốt nhất bạn hãy liên hệ ngay với các chuyên gia hay cửa hàng cá cảnh để có hướng xử lý phù hợp.
    Advertisement
  • Trừ khi các bạn tạo được môi trường sống phù hợp cho cá cảnh con nếu không chúng sẽ chết ngay sau đó vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
  • Tuyệt đối không thả cá con ra ngoài sông hồ, trừ khi nơi bạn thả chúng đi chính là nơi trước đó bạn mang chúng về. Nếu không thì việc làm này sẽ vô tình đem đến những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống tự nhiên trong khu vực.

—–

Các từ khóa liên quan:

  • cá cảnh mang thai bao lâu
  • cá bảy màu mang thai bao lâu