Là một người chơi cá cảnh thì ai cũng mong muốn cho đàn cá của mình luôn đẹp và khỏe mạnh. Nhưng điều này quả thật là nan giải vì có rất nhiều nguồn lây nhiễm bệnh khác nhau mà chúng ta không thể nào phòng ngừa hết. Các bệnh thường gặp ở cá cảnh có thể là do ký sinh trùng xâm nhập vào theo đường nước, thức ăn không được chế biến cẩn thận hay do thiếu sót trong quá trình chăm sóc của người nuôi,… Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng cũng như hậu quả của chúng sẽ khác nhau, sau đây các bạn hãy cùng Caresspet.com tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở cá cảnh và cách điều trị tốt nhất.

Các bệnh thường gặp ở cá cảnh

Bệnh đốm trắng ở cá cảnh

Khi mắc bệnh cơ thể cá phủ đầy những nốt nhỏ màu trắng và có khả năng lây lan khá nhanh qua những bộ phận khác như vây hay đuôi, các bạn cần chú ý để có phác đồ điều trị kịp thời. Bệnh đốm trắng ở cá cảnh thường phát bệnh theo từng chu kỳ nhất định. Ký sinh vật Ichthyophthirius Multifilius sẽ rời cơ thể cá và tạo thành nang rơi xuống đáy bể. Những khối nang sau khi rơi xuống đáy bể rất nhanh chóng phân chia tạo thành những cá thể con, sau một thời gian ngắn thì những cá thể con này sẽ bắt đầu tìm kiếm vật chủ mới. Quá trình này diễn ra liên tục và chỉ trong thời gian ngắn, nếu không phát hiện kịp thời và có cách điều trị phù hợp sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cá thể trong bể cá. 

các bệnh thường gặp ở cá cảnh

 

Trong giai đoạn tìm cá thể mới để ký sinh, những cá thể con này rất dễ dàng bị tiêu diệt nếu người nuôi có phương pháp chính xác. Vì bệnh này lây lan nhanh chóng và không có giới hạn trong phạm vi nhất định nên phải điều trị toàn bộ bể cá. Tuy bệnh này rất dễ mắc phải nhưng hiện nay người ta đã tìm ra cách để điều trị một cách dứt điểm. Phương pháp đơn giản nhất là tăng nhiệt độ nước lên khoảng 32-35 độ C và giữ như vậy trong 4-6 ngày. Ngoài ra các bạn cũng có thể pha vào trong nước một ít thuốc tím ( Tỷ lệ 1g/lít nước), nếu trong hồ có cây thủy sinh thì có dùng Tetra muối hột có chứa ít Bonsoi ( Sau 3 ngày thì thay nước mới).

Bệnh nấm mốc nước

 

các bệnh thường gặp ở cá cảnh

Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là loại nấm mốc nước Saprolegnia, thể phát ban dạng túm như bông xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể cá cảnh. Cách điều trị hiệu quả nhất cho căn bệnh này là ngâm cá trong một chậu nước mặn riêng biệt. Các bạn có thể pha nước muối với nồng độ 15-30g cho một lít nước, với công thức này bạn nên ngâm cá trong vòng 15-30 phút.

Bệnh nấm thân và nấm miệng

Bệnh thường xảy ở vùng miệng và có biểu hiện bằng những nốt sùi, bệnh này do một loại vi khuẩn có tên Chondrococcus gây ra. Khi đàn cá nhà bạn khi mắc bệnh này thì không nên dùng thuốc trị nấm mà phải sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc này bạn có thể mua tại các tiệm thuốc thú y.

Bệnh rung ở cá cảnh

Trong các bệnh thường gặp ở cá cảnh thì bệnh rung không có những dấu hiệu nhận biết rõ ràng như các bệnh khác. Chúng ta chỉ có thể phát hiện nếu quan sát thật kỹ hành vi bơi lội của cá, cá bị bệnh rung thường thực hiện chuyển động uống lượn nhanh tại chổ mà không di chuyển. Đây cũng là nguyên nhân mà có không ít người gọi chúng là bệnh vặn mình. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do nhiệt độ trong nước hạ thấp một cách bất thường, điều này làm cho cá cảnh bị nhiễm lạnh. Việc bạn cần làm lúc này là điều chỉnh lại nhiệt độ môi trường sống phù hợp với cá cảnh.

Bệnh phù ở cá cảnh

Với những người không có nhiều kinh nghiệm nuôi cá đôi khi sẽ không chú ý đến tình trạng cơ thể cá bị căng phồng kéo theo sự phù lên của lớp vảy. Triệu chứng này là do chất lỏng trong khoang bụng của cá cảnh tích trữ quá nhiều, tuy nhiên nguyên nhân chính dẫn đến điều này vẫn chưa được xác định rõ ràng. Đây là một trong các bệnh thường gặp ở cá cảnh vẫn chưa có thuốc điều trị hữu hiệu, để giải quyết tình trạng này các bạn có thể lựa chọn phương pháp rút nước thừa bên trong cơ thể cá bằng một ống tiêm. Bệnh này cũng có khả năng lây lan, vì thế khi chưa điều trị dứt điểm các bạn nên bắt những cá thể bị bệnh ra nuôi riêng.

Bệnh giun hay Gyrodactylite

Khi cá cảnh mắc bệnh này thường có hành vi cạ mình vào các đồ vật bên trong bể, dấu hiệu này thường kèm theo triệu chứng thở gấp ở cá. Lúc này các mang của cá cảnh thường há ra, các bạn có thể thấy được sự sưng phù ở phần mang. Bệnh này thường do các loại giun nhỏ như Dactylogyrus hay Gyrodactylus gây ra, chúng thường ký sinh và xâm nhập vào da, đặc biệt tập trung nhiều nhất ở những vùng mềm của mũi cá. Gyrodactylus thường làm cá yếu đi và làm chúng biến đôi màu sắc. Để loại bỏ chúng các bạn có thể cho cá tắm trong dung dịch lỏng Methylen, Formol và Aciflavin.

*****

Các từ khóa liên quan:

Advertisement
  • các bệnh thường gặp ở cá cảnh
  • bệnh đốm trắng ở cá cảnh
  • các bệnh thường gặp ở cá vàng
  • cá cảnh bị nấm trắng
  • bệnh thường gặp ở cá chép nhật
  • các bệnh thường gặp ở cá tài phát
  • cá vàng bị nấm
  • các bệnh thường gặp ở cá chéo cảnh
  • cá ba đuôi bị bệnh