Bên cạnh môi trường sống phù hợp thì nguồn thức ăn cho cá cảnh dồi dào và đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cho chúng luôn sinh trưởng và phát triển tốt. Yêu cầu đầu tiên khi chọn thức ăn cho cá cảnh là phải đảm bảo tươi ngon, dinh dưỡng phù hợp. Tuy nhiên ở một số giống cá cần lên màu hay lên đầu, các bạn cần phải có khẩu phần ăn đặc biệt hơn. Chính vì thế, trước khi quyết định nên mua hay chế biến loại thức ăn cho cá cảnh nào bạn cần phải xác định được giống cá mình đã và sẽ nuôi.

Các loại thức ăn cho cá cảnh phổ biến nhất

thức ăn cho cá cảnh

Thức ăn cho cá cảnh có nguồn gốc từ đồng vật

  • Cung quăng: Còn được gọi là bọ gậy, chúng là ấu trùng của muỗi sau khi nở ra từ trứng và thường sinh sôi ở những vùng nước trũng, đầm lầy, mương,… Cung quăng cũng giống như một số động vật khác như: hồng trần, thủy trần, chúng thường thích tụ tập thành nhóm và nổi lên dày đặc trên mặt nước. Nguồn thức ăn cho cá cảnh này rất dễ tìm kiếm và bắt giữ, các bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc vợt bằng vải mùng là đã có thể bắt được. Sau khi mang về các bạn cần phải vệ sinh cung quăng thật sạch bằng cách ngâm chúng trong thau nước trước khi cho cá ăn.

thức ăn cho cá cảnh

  • Trùng bánh xe Rotatoria: Là giống động vật không xương sống có kích thước rất nhỏ ( 1-3mm), môi trường sống phổ biến nhất của loài động vật họ nhà giun này là đầm lầy, ao, vũng nước ngọt,… Để thuận tiện khi bắt bạn nên chuẩn bị trước một chiếc vợt dài 60-70cm, đường kính khoảng 15cm và nên sử dụng bằng chất liệu nylon mịn. Với nhưng giống cá ăn nổi và cá bột thì trùng bánh xe Rotatoria là nguồn thức ăn vô cùng quan trọng.
  • Hồng trần và thủy trần: Loài động vật có kích thước nhỏ bé này tồn tại rất nhiều trong ao tù, nước đọng. Chúng có khả năng sinh sản rất mạnh nên thường xuất hiện một cách dày đặc. Thời điểm bắt hồng trần và thủy trần tốt nhất là vào sáng sớm, sau khi bắt được chúng ta cũng cần phải ngâm chúng trong thau nước sạch để chất bẩn lắng hết xuống dưới.
  • Trùng chỉ: Đúng như tên gọi của nó, trùng chỉ có hình dạng dài và rất nhỏ ( Tương tự như một sợi chỉ), thân chúng thường có huyết đỏ nên đôi khi có người còn gọi chúng là trùng đỏ. Trùng chỉ không tồn tại đơn lẻ theo từng cá thể và thường bu lại thành túng búi, trùng chỉ thường dễ bắt gặp tại những nơi có dòng chảy mạnh như cống hay đáy sông ( Thậm chí là vùng nước đọng, mương,…). Trùng chỉ thường ăn những chất hưu cơ thối rữa trong bùn đất như xác động vật chết, chính vì thể mà cơ thể chúng chứa rất nhiều đạm. Khi cho cá cảnh ăn trùng chỉ các bạn nên chú ý thời điểm thích hợp, không nên cho cá ăn trùng chỉ vào buổi chiều và chỉ nên cho ăn vào buổi sáng. 

thức ăn cho cá cảnh

  • Giun đất: Là một trong những món ăn rất ưa thích của hầu hết các giống cá cảnh, giun đất là loài nhiễm thể trên mình có nhiều đốt , kỵ ánh sáng nên thường sinh sống dưới lòng đất. 
  • Bọ một mắt ( Con độc nhãn Cyclops): Nhóm sinh vật nhỏ này thuộc bộ chân kiếm Copepoda lớp giáp xác, ngành chân khớp như rận nước.  Bọ một mắt là thức ăn rất tốt cho các loài cá săn bắt mồi. Lưu ý: Không nên cho bọ một mắt vào trong bể nuôi để sinh sản nếu thấy chúng có mang theo trứng hay con nhỏ.
  • Cá con, tôm đồng, ốc sên,.. đây cũng là một số nguồn thức ăn cũng cấp chất dinh dưỡng rất tốt cho cá cảnh, đặc biệt là những giống cá cần lên màu hay đầu như: cá rồng, la hán, tai tượng, ..

Thức ăn hỗn hợp

thức ăn cho cá cảnh

  • Cơm nguội, ruột bánh mỳ: Loại thức ăn này các bạn có thể cho bất cứ giống cá cảnh nào ăn, tuy nhiên không nên cho ăn quá nhiều để tránh làm đục nước.
  • Cám hỗn hợp hay còn gọi là thực phẩm hỗn hợp dành cho gia súc, gia cầm và cũng là món khoái khẩu của không ít loài cá cảnh như: cá vàng, tai tượng,.. Bên trong cám hỗn hợp thường có chứa các thành phần chính như: cám gạo, bột bắp, bánh dầu, bột cá, vỏ sò, bột xương,… rất tốt cho cá.
  • Thức ăn chế biến sẵn cho cá cảnh: Những loại thức ăn cho cá cảnh đươc chế biến sẵn rất dễ tìm kiếm trên thị trường với giá thành khá thấp. Ngoài ra còn có loại thức ăn đông lạnh được chế biến từ: trùng, tim gan bò,… những thực phẩm này cần phải rả đông trước khi cho cá cảnh ăn.

Thức ăn thực vật

thức ăn cho cá cảnh

Khi sống trong môi trường tự nhiên, cá thường ăn các loại rong, rêu, lục bình,… Đây tuy không phải là loại thức ăn ưa thích của chúng nhưng lại là nguồn cung cấp Vitamin chủ yếu. Loại thức ăn thực vật này có giống cá ăn ít, cũng có giống cá ăn rất nhiều nhưng hầu hết mọi loài cá đều biết ăn. Chính vì thế khi nuôi cá cảnh, các bạn cũng nên cho thêm một vài cọng xà lách, rông rêu,.. vào trong bể.

Một số điểm cần lưu ý

  • Không nên vớt các loại thức ăn có nguồn gốc động vật ở những nơi có nhiều loài cá tự nhiên sinh sống, vì đôi khi chúng sẽ mang một số mầm bệnh vào bể nuôi. 
  • Cá cảnh thường có thói quen chăm chú ăn đến lúc no thì thôi, đôi khi thấy thức ăn còn dư thừa chúng vẫn cố gắng ăn thêm chút nữa. Đây là nguyên nhẫn dẫn đến cá bị bội thực chết, vì thế khi cho ăn các bạn nên cho đúng khẩu phần của từng giống cá. Nguyên tắc cơ bản nhất khi nuôi cá cảnh là “Cho cá cảnh ăn ít nhưng nhiều lần”, cá đói sẽ không chết nhưng nếu ăn quá nhiều chúng sẽ chết.
    Advertisement

*****

Các từ khóa liên quan:

  • thức ăn cho cá cảnh
  • thức ăn cá cảnh
  • mua thức ăn cho cá cảnh ở đâu
  • cá cảnh ăn gì
  • cách làm thức ăn cho cá cảnh