Nuôi chim cút lấy trứng và thịt là những ngành nghề đã xuất hiện từ rất lâu ở nhiều tỉnh thành tại Việt Nam. Do cách nuôi chim cút không khó nên rất nhiều gia đình đã lựa chọn nó làm kế sinh nhai cho gia đình mình, trong số những gia đình này không ít người đã làm giàu từ công việc này. 

Cách nuôi chim cút

Công việc nuôi chim cút cũng khá giống với những loài gia cầm khác, nó cần rất nhiều công đoạn khác nhau vì thế những ai có ý định lựa chọn công việc này thì nên tìm hiểu thật kĩ lưỡng về cách nuôi chim cút đúng kỹ thuật.

Thông thường thi trứng chim cút sẽ được đưa vào lò ấp từ 12-14 ngày thì sẽ cho ra thành phẩm “ Trứng cút lôn”, nếu để thời gian ấp lâu hơn vài ngày ( 17-18 ngày) thì trứng sẽ nở thành con. Sau khi nở thì sẽ được úm trong vòng 1 tháng, sau đó chúng sẽ được phân loại trống mái để cho lên chuồng.

Cách nuôi chim cút

Bình thường chỉ sau 2 tháng từ lúc nở thì chim cút sẽ cho ra trứng, và trung bình sẽ cho từ 8 đến 10 trứng một ngày. Giá cứng trứng được thu mua trên thị trường vào khoảng 500-750 đồng trên một trứng, giá này đôi khi sẽ thấp nên do thị trường. Với những gia đình có đầu tư lớn thì lợi nhuận hàng năm thu được từ việc nuôi chim cút có thể lên đến vài trăm triệu đồng.

Cách nuôi chim cút đúng kỹ thuật dành cho người mới bắt đầu:

Lồng úm: Tiêu chuẩn chung 1.5 x1.0 x0.5m, lồng cách mặt đất khoảng 0.5m, xuynh quanh lồng phải được quấn bằng lưới ô vuông lổ nhỏ ( 1cm). Vào những ngày đầu tiên khi úm chúng ta cần phải lót giấy, che kín phần đáy và xung quanh để tạo không gian yên tỉnh và giúp chim con không bị lọt chân.

Cách nuôi chim cút

Chuồng nuôi: Người nuôi có thể lựa chọn việc nuôi bằng chuộng hoặc vây lại nuôi dưới nền. Tiêu chuẩn chung của chuồng 1.0 x 0.5 x 0.2m, với mỗi chuồng như vậy chúng ta có thể nuôi được từ 20-25 chim cút mái.

Cách nuôi chim cút

Để tránh làm chim bị tổn thương trong quá trình nuồi thì chúng ta nên sử dụng những vật liệu mềm để làm phần nóc mái. Phần đáy lấy cần làm dốc từ 2-3 độ để trứng có thể lăn về 1 phía, bên cạnh đó phần đáy lồng chúng ta nên dùng lưới ô tô vuông từ 1-1.5cm để cho phân chim lọt ra ngoài.

Trường hợp nuôi chim cút số lượng lớn thì chúng ta có thể đặt chồng các chuồng nuôi lên nhau, tốt nhất chừa khoảng cách 2 lồng từ 10-15cm và nhớ đặt vĩ hứng phân phía dưới lồng nuôi.

Với những người chọn cách vây nuôi dưới nền thì có thể thiết kế chuồng từ 1-1.5m, cao khoảng 0.4m và cần phải có bóng đèn và chụp sưởi ấm. Cách vây nuôi dưới nền này giúp cho chúng ta nuôi cùng lúc được nhiều chim hơn.

Một điều quan trọng khi làm chuồng là phần máng ăn, bạn có thể làm máng ăn từ nhôm hoặc nhựa treo xung quanh chuồng. Nếu không biết nên làm máng ăn kích cở như thế nào thì bạn có thể dùng chuẩn chung sau: Dài 0.5-1m, rộng từ 6-7cm, cao khoảng 5-6cm.

Khẩu phần ăn, uống của chim cút:

  • Trung bình mỗi ngày chim cút ăn từ 10-25gm thức ăn hổn hợp và chúng sẽ cho trứng có trọng lượng khoảng 10-11gr. Chính vì thế người nuôi cần phải lưu ý chế độ thức ăn cho chim cút phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng,..

Cách nuôi chim cút

  • Mỗi ngày cần cho chim cút uống tối thiểu từ 50-100ml và cần phải dùng nước sạch, tốt nhất thì người nuôi nên để cho chim cút uống nước tự do.

Cách nuôi chim cút và chăm sóc đúng kỹ thuật

Cách nuôi chim cút mới nở ( Từ 1-25 ngày): Ở giai đoạn này người nuôi cần phải úm ngay từ lúc mới nở cho đến sau 25 ngày. Có thể lựa chọn việc sử dụng lồng úm hoặc úm dưới nên, nhưng điều thiết yếu là lồng úm phải được sưởi ấm.

Cách nuôi chim cút

  • Nhiệt độ úm: Ở tuần đầu tiên chúng ta có thể úm ở nhiệt đọ từ 34-35 độ C, sau đó sẽ giam dần khoảng 3 độ mỗi tuần cho đến tuần thứ 4 thì ngưng.
  • Tuy lồng úm cần được sưởi ấm nhưng phải thoáng khí để không gây ngợp cho chim non.
  • Mật độ: Tuần thứ 1: 200-250 con/m2, tuần thứ 2: 150-200 con/m2, tuần 3: 100-150 con/m2, tuần thứ 4: 50-100 con/m2.
  • Thức ăn: Trong giai đoạn úm thì việc cho ăn và uống cần phải thực hiện trong lồng úm và nên đặt máng ăn trong lống. Thức ăn cho giai đoạn này cẩn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là chất đạm (26-28%), sinh tố,..nhớ phải cho ăn nhiều lần trong ngày. Trong quá trình này người nuôi cũng càn phải bổ sung thêm sinh tố vào nước ướng và cho chim uống thường xuyên.

Sau khi qua giai đoạn úm ( 25-30 ngày) thì người nuôi bắt đầu chuyển qua chế độ chăm sóc nuôi thịt. Khẩu phần ăn vào lúc này cũng cần phải thay đổi để vỗ béo cho chúng, thức ăn cần chứa nhiều nhiều tinh bột, ít đạm (22%) và cho chúng ăn uống từ do cả ngày lẫn đêm. Thông thường sau 40-50 ngày nếu bạn nuôi chim cút thịt đã có thể xuất chuồng.

Cách chọn và phố giống:

  • Chọn giống: Nên chọn mua chim cút giống tại nhưng cơ sở sản xuất giống bố mẹ. Chim cút giống cần phải khỏe mạnh và không bị bệnh hay dị tật, nhanh nhẹn, háu ăn,.. Tránh đồng huyết, dòng bố, dòng mẹ cần phải nuôi tách riêng để dễ dàng chọn lọc và giao phối. Sau 25 ngày chọn lọc thì chỉ chọn những con đủ tiêu chuẩn để làm giống nuôi riêng. Tiêu chuẩn cút trống: Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông bóng mượt, thân hình thon gọn, đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài lông ngực vàng, ngực nở, kích thước nhỏ hơn con mái, sau 25 ngày trọng lượng vào khoảng 79-90gr. Tiêu chuẩn cút mái: đầu thanh, cổ nhỏ, lông bóng mượt, lông ngực có đốm trắng đen, xương chậu rộng, hậu môn nở đỏ hồng và mềm mại,.. Kích thước và trọng lượng lớn hơn con trống.

Cách nuôi chim cút

  • Cách phối giống: Trường hợp ngươi nuôi muốn phối giống cần phải để trên 3 tháng mối thực hiện, nếu phối giống quá sớm sẽ làm cho giống mau thái hóa.

Các từ khóa liên quan:

  • Cách nuôi chim cút
  • Cách nuôi chim cút mới nở
  • Nuôi chim cút đẻ trứng