Sủa là một bản năng vốn có của loài chó, bản năng này có thể di truyền qua nhiều thế hệ khác nhau kể từ khi loài chó xuất hiện cho đến ngày nay. Có thể nói rằng tiếng sủa của chó là cách mà chúng dùng để giao tiếp với đồng loại và với con người. Và nếu bạn nuôi một chú chó để canh giữ nhà thì tiếng sủa lại là dấu hiệu nhằm báo động cho bạn biết có sự xâm nhập bất hợp pháp của một ai đó vào khuôn viên nhà bạn. Tuy nhiên cũng có không ít chú chó gần như đánh mất bản năng này vì một lý do nào đó, vậy nếu chó không sủa người lạ thì chúng ta phải làm sao?

Cách xử lý khi chó không sủa người lạ

chó không sủa người lạ

Trên thực tế có rất nhiều chú chó không được huấn luyện bài bản rất khó có thể sủa được theo ý muốn của chúng ta. Chỉ có việc rèn luyện theo đúng phương pháp mới giúp chú chó của chúng ta nghe lời và biết khi nào nên sủa và khi nào là không. Bên cạnh đó thì việc huấn luyện còn giúp gắn kết mối quan hệ giữa bạn và chú chó của mình được bền chặt hơn. Không những thế, hành vi sủa của chó còn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến người chủ. Chẳng hạn như việc chó không sủa người lạ hay sủa một cách quá nhiều khiến mọi người cảm thấy phiền muộn.

Phương pháp huấn luyện chó sủa đúng lúc

chó không sủa người lạ

  • Trong trường hợp các bạn phải thường xuyên đi làm cả ngày và bắt buộc phải nhốt chó ở nhà một mình thì khi về các bạn nhờ dẫn chúng đi dạo. Việc làm như thế này cần phải thực hiện thường xuyên mỗi ngày vì nó sẽ giúp cho chú chó nhà bạn thân thiết với đồng loại hơn, đồng thời còn giúp chú cún hòa đồng hơn.
  • Với những giống chó có bản tính hung dữ như: Becgie, Pitbull, Rottweiler,… việc đi dạo và giao tiếp thường xuyên với đồng loại sẽ làm giảm đi bản tính hung hăng vốn có.
  • Trong quá trình huấn luyện, các bạn cần xích chó lại và lặp đi lặp lại nhiều lần hiệu lệnh sủa ở những thời điểm khác nhau. Ví dụ như khi bạn thường đến gần chúng và chúng sẽ gọi bạn bằng cách sủa. Lúc các bạn chuẩn bị thức và cho chó ăn thì chúng cũng có thể sủa, đặc biệt là khi gặp người lạ các bạn cũng đừng quên ra lệnh cho chúng sủa. Khi chú chó của bạn thực hiện đúng mệnh lệnh được đưa ra thì bạn nhớ thưởng cho chúng bằng thức ăn, khen ngợi bằng lời nói hay hành động,.. Việc lặp đi một hạnh động và hiệu lệnh này sẽ giúp chú cún của bạn làm quen dần và tạo thành một thói quen về sau.
  • Khi chú chó đã quen thuộc với dạng hiệu lệnh sủa, bạn ra lệnh sủa rồi sau đó ra lệnh im để chúng ngừng sủa những lúc bạn muốn chúng im lặng. Trong những thời điểm như vậy các bạn nhớ không nên cho chúng ăn. Hiệu lệnh này các bạn cần phải kết hợp bằng những cử chỉ bằng tay, nếu chúng ngừng sủa thì hãy thưởng cho chúng thức ăn. Còn trong trường hợp chú chó của bạn không chịu ngừng sủa, bạn hãy tiến đến và dùng tay bóp chặt miệng chúng rồi ra lệnh “Im” để chúng ngừng sủa.
  • Khi chú chó của bạn đã ngừng sủa, các bạn hãy bỏ tay ra rồi thường một ít thức ăn. Chỉ sau một vài lần thì chúng sẽ quen dần với những mệnh và việc cần phải làm khi được yêu cầu.
  • Trong khi huấn luyện, các bạn cần tạo một không khí huấn luyện nghiêm khắc. Khi chúng thực hiện đúng những gì được yêu cầu thì bạn hãy tiến đến rồi ôm chúng, âu yếm, vuốt lông chúng. Ngoài việc khen ngợi bằng hành động thì bạn đừng quên thưởng chúng một miếng thức ăn mà chúng yêu thích. Và nếu chúng làm sai thì bạn đừng ngại mà hãy la rầy và dạy bảo một cách cứng rắng. Hãy dùng hiệu lệnh ” Không” khi chú chó của bạn làm sai những gì mà bạn đưa ra.
  • Bên cạnh đó thì thái độ huấn luyện của chủ cũng là một yếu tố góp phần tạo nên tình cách của chú chó. Loài chó rất thông minh nên biết được thế nào là sự yêu thương và cũng nhận biết được đâu là sự khiển trách. Vì thế khi huấn luyện, bạn nhớ giữ thái độ đúng mực nếu không chú chó sẽ tưởng rằng bạn đang vui đùa cùng chúng. 

—–

Các từ khóa liên quan:

  • chó không sủa người lạ
  • chó không chịu sủa
  • chó hiền quá
  • cách làm chó hung dữ
  • cách làm chó sủa