Thỏ không chỉ là loài vật nuôi trong nhà được nhiều người yêu thích, nó còn được biết đến là nguồn thực phẩm có giá trị kinh tế cao. Vì vậy mà chăn nuôi thỏ hiện nay là một trong những ngành nghề được bà con lựa chọn nhiều nhất. Thế nhưng ngành nghề nào cũng vậy, không phải ai cũng có thể thành công và gặt hái được những kết quả như mình mong đợi. Vì sao ư? Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho mô hình chăn nuôi thỏ thất bại mà điều đầu tiên cần phải kể đến chính là nguồn thức ăn, nếu bà con không biết công thức phối trộn thức ăn cho thỏ phù hợp thì rất khó mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Công thức phối trộn thức ăn cho thỏ

công thức phối trộn thức ăn cho thỏ

Thông thường thì nuôi thỏ sẽ có nhiều lợi thế hơn so với những giống vật nuôi khác vì nguồn thức ăn cho thỏ rất đa dạng và dễ tìm kiếm. Ngoài các loại thức ăn chế biến sẵn ( Thức ăn công nghiệp), thỏ hầu như có thể ăn được tất cả các loại rau, củ, lá cây,…

Những loại thức ăn dành cho thỏ

Thức ăn công nghiệp – Đây là loại thức ăn chế biến sẵn, chúng thường được thiết kế bao gồm đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển của thỏ. Đa phần thức ăn công nghiệp được chế biến từ các nguyên liệu như bột ngô, bột cá, bôt đậu nành, cám gạo, bột mì,… đồng thời còn chứa một số loại Acid amin và Vitamin khác. Dạng thức này cung cấp đầy đủ các loại dưỡng chất như đạm, tinh bột, chất béo, khoáng và Vitamin. Trong quá trình chăn nuôi thỏ, bà con có thể dựa vào tỷ lệ những thành phần có ghi trên bao bì sản phẩm để cân đối và kiểm soát lượng dưỡng chất bổ sung trong khẩu phần hằng ngày của thỏ.

Thức ăn xanh ( Rau củ) – Trong quá trình chăn nuôi thỏ, thức ăn xanh là nguồn thức ăn không thể thiếu, chúng bao gồm các loại rau xanh, củ, quả hay cây cỏ tự nhiên.

  • Nguồn thức ăn xanh cung cấp nhiều chất xơ: Trong khẩu phần ăn của thỏ, chất xơ chiếm tới hơn 20% tổng thành phần dinh dưỡng. Chất xơ và một số loại Acid amin không thay thế sẽ giúp cho việc tiêu hóa của thỏ được dễ dàng hơn, đồng thời chúng còn giúp tăng cường sức đề kháng cho thỏ ( Đặc biệt là trong giai đoạn chưa trưởng thành).
  • Thức ăn xanh cung cấp Vitamin cùng Protein: Các loại vi sinh vật sẽ tiêu hóa Xenlulozo có trong thực vật thành đường và Protein, sau đó thì thải ra phân mềm. Trong khi đó thỏ là loài đông vật có tập tính ăn lại phân mềm của mình, chính vì thế mà lượng Protein cùng Vitain trên sẽ được thỏ hấp thu vào trong cơ thể.
  • Tiết kiệm chi phí: Việc bà con tận dụng lại nguồn phụ phẩm thừa như rau, củ và kết hợp với trồng cỏ để cho thỏ ăn sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí trong chăn nuôi, điều này sẽ giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất có thể.

Lưu ý: Khi sử dụng nguồn thức ăn xanh, bà con cần phải rửa sạch và phơi trong bóng mát trước khi cho thỏ ăn. Hạn chế cho thỏ ăn các loại củ, rau non mọng nước vì chúng rất dễ làm cho thỏ bị tiêu chảy.

Dinh dưỡng cho thỏ

công thức phối trộn thức ăn cho thỏ

  • Tinh bột ( Chất bột đường): Loại dưỡng chất này có khá nhiều trong các loại thức ăn dạng hạt như lúa, khoai mì, bắp,… Trong quá trình chăn nuôi thỏ, đặc biệt là giai đoạn vỗ béo thì bà con cần phải tăng cường lượng tinh bột trong khẩu phần ăn của chúng. Còn với thỏ hậu thì phài khống chế lượng tinh bột trong thức ăn để tránh thỏ quá mập dẩn đến tình trạng vô sinh. Đối với thọ đang trong giai doặn nuôi còn thì chỉ cần tăng cường lượng tinh bột trong khẩu phần ăn từ 15-20 ngày đầu sau sinh là được.
  • Chất đạm đóng vai trò rất quan trọng quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Thỏ đang trong thời kỳ sinh sản và nuôi con nếu không được cung cấp đầy đủ lượng đạm cần thiết thì thỏ con sau sinh sẽ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, tỷ lệ sống sót đến khi trưởng thành rất thấp. Với những chú thỏ con sau khi cai sữa, nếu bị thiếu đạm sẽ rất dễ mắc phải căn bệnh còi xương, chậm lớn và dễ bị bệnh.
  • Vitamin: Đây là thành phần không thể thiếu được trong khẩu phần ăn của thỏ, đặc biệt là những loại Vitamin A, B, D và E. Nếu thỏ bị thiếu hụt Vitamin E trong quá trình mang thai thì thai nhi sẽ phát triển kém, thỏ con khi sinh có tỷ lệ sống sót thấp,.. Còn Vitamin B và D lại cực kỳ quan trọng đối với những chú thỏ trong giai đoạn sau cai sữa và lúc vỗ béo.
  • Chất xơ là yêu cầu tất yếu trong chế độ dinh dưỡng của thỏ, chất xơ giúp cho các hoạt động sinh lý cũng như quá trình tiêu hóa của thỏ diễn ra một cách thuận lợi. Chính vì thế mà trong khẩu phần ăn của thỏ, lượng chất xơ không được thấp hơn mức 8% và cũng không thể cao hơn 16% nếu không sẽ gây rối loạn tiêu hóa. Nguồn cung cấp chất xơ chính là từ cỏ cùng một số loại rau xanh ( Nguồn thức ăn xanh).
  • Khoáng chất: Cũng như phần lớn các loại gia súc, gia cầm khác, chất khoáng cũng chiếm một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thỏ. Chẳng hạn như khi thiếu Canxi hay Photpho thì đàn thỏ sẽ bị còi cọc, sinh sản kém, chậm lớn,…
  • Nước: Nếu bà con thiết kế khẩu phần ăn của thỏ chứa nhiều rau xanh, củ, quả thì lượng nước mà bà con cung cấp mỗi ngày cho chúng cũng không cần quá nhiều. Tốt nhất là chúng ta nên thiết kế một hệ thống tự cung cấp nước cho thỏ để chúng uống nước một cách tự do khi cần.

Một số công thức phối trộn thức ăn cho thỏ tiêu biểu nhất

Nguyên liệu ( Tính theo %) Công thức phối trộn 1 Công thức phối trộn 2 Công thức phối trộn 3
Bột mì 15 20 30
Bắp nghiền 30 15 25
Cám gạo 30 30 32.5
Bánh dầu đậu nành 19.5 19.5 15
Bột xương 1
Men vi sinh 2 3 5
Muối 0.5 0.5 0.5
Premix Vitamin 1 1 1
Premix khoáng 1 1 1
Tổng 100 100 100

Cách cho thỏ ăn đúng kỹ thuật

  • Đối với loại thức ăn xanh, bà con không nên cắt hay dữ trữ quá lâu, ngoài ra trước khi ăn cần phải rửa thật sạch  và phơi chúng trong bóng mát cho ráo nước. Việc làm này sẽ giúp hạn chế tình trạng chường bụng, đầy hơi do trong thức ăn có chứa quá nhiều nước.
  • Còn với dạng thức ăn tinh ( Dạng hạt) thì cần phải phơi khô nhưng cần phải lưu ý khi dự trữ ( Dễ bị nấm mốc), không nên nghiền thức ăn quá nhỏ, tốt nhất là để chúng ở dạng mảnh.
  • Cần cho thỏ ăn đúng giờ giấc để tập cho chúng có phản xạ, tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng ở mức tối đa.
  • Khi cho thỏ ăn, bà con cần định lượng lượng thức ăn đối với thỏ hậu bị, thỏ đực và thỏ sinh sản. Đối với thỏ con và thỏ thịt thì bà con có thể cho chúng ăn theo khẩu phần tự do.
    Advertisement
  • Khẩu phần chứa thức ăn tinh nên tập trung cho thỏ ăn vào ban ngày, còn thức ăn xanh thì cho ăn chủ yếu vào chiều và tối.
  • Sau khi cho thỏ ăn xong, bà con nhớ phải dọn dẹp và loại bỏ đi phần thức ăn dư thừa để tránh tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi.

Các từ khóa liên quan:

  • công thức phối trộn thức ăn cho thỏ
  • thức ăn tự trộn cho thỏ
  • công thức nuôi thỏ