Cá dĩa còn có tên khoa học là Discus được chia thành 2 dạng chính: cá dĩa hoang dã và cá dĩa thuần dưỡng. Giống cá này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1840 bởi một nhà sinh vật học người Áo, nơi sinh sống phổ biến nhất của cá dĩa là các vùng nước trũng tại các nhánh sông Amazon. Cá dĩa có ngoài hình khá bắt mắt và màu sắc tươi tắn nên được giới chơi cá cảnh ưa chuộng, tuy nhiên giống cá này được xếp vào loại khó nuôi nhất hiện nay. Nếu bạn đang có ý định sở hữu giống cá này thì nên tìm hiểu cách nuôi cá dĩa trước khi mang chúng về nhà.

Hướng dẫn cách nuôi cá dĩa

cách nuôi cá dĩa

 

Cá dĩa được coi là một trong những giống cá cảnh khó nuôi nhất vì chúng sở hữu nhiều đặc điểm khác biệt về sinh thái hay đặc điểm sinh học. Vì thế khi tìm hiểu cách nuôi cá dĩa các bạn nên lưu ý đến 2 vấn đề chính sau đây:

  • Cá dĩa khá nhạy cảm, đặc biệt là chúng rất nhạy cảm với tiếng ồn, các chấn động hay ánh sáng. Những thay đổi của môi trường như: nhiệt độ, nồng độ PH trong nước hay độ cứng của nước cũng gây tác động tiêu cực đến sự sinh tồn của chúng. Hầu hết những tác động từ môi trường xung quanh sẽ làm chúng rất dễ bị stress, qua đây có thể thấy được khả năng thích nghi với môi trường sống của cá dĩa là rất thấp.
  • Không chỉ dễ bị tác động mà cá dĩa còn đòi hỏi rất cao vào chất lượng của nước, có rất nhiều người có kinh nghiệm nuôi cá dĩa lâu năm chia sẽ rằng: Cá dĩa khó nuôi hơn những giống cá cảnh khác là vì chúng ta không thể cung cấp cho chúng môi trường phù hợp.

Môi trường sống phù hợp nhất cho cá dĩa

Nhiệt độ:

  • Nhiệt độ của cá thường thay đổi theo môi trường sống xung quanh, đây là đặc điểm khác biệt của chúng với các loài động vật máu nóng. Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của cá, sự thay đổi quá lớn và đột ngột sẽ làm rối loạn quá trình trao đổi chất gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cá.
  • Nhiệt độ phù hợp nhất cho cá dĩa là từ 26-28 độ C, đối với cá con ( Từ 5-6cm) là từ 28-30 độ C.
  • Bể nuôi cá dĩa nên đặt ở nơi kín gió và có nhiệt độ ổn định, ngoài ra các bạn nên sử dụng thêm thanh sưởi để kiếm soát nhiệt độ môi trường sống của chúng. 

cách nuôi cá dĩa

 

Nồng độ PH trong nước:

  • Hầu hết các giống cá cảnh đều đòi hỏi môi trường sống đặc thù riêng biệt, nồng độ PH là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cá nên lưu ý điều này trong cách nuôi cá dĩa bạn nhé.
  • Nồng độ PH tốt nhất cho cá dĩa sinh sản là từ 5.5-6.2. Đối với môi trường sống cho cá con thì dao động từ 6.5-6.8 và cá trưởng thành là từ 6-6.8.

Độ cứng của môi trường nước:

  • Là một trong những yếu tố chính quyết định khả năng sinh trưởng và phát triển của cá dĩa, độ cứng của nước không phù hợp sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sinh sản và hàm lượng canxi trong máu của cá dĩa.
  • Đối với cá đang trong thời kỳ sinh sản thì độ cứng của nước nên nằm trong khoảng 3-10 odH, tốt nhất là 5-6 odH. Với cá dưới 4 tuần tuổi thì nên điều chỉnh độ cứng của nước từ 8-10 odH, cá trên 4 tuần thì từ 8-15 odH.
  • Để điều chỉnh độ cứng của nước chủ yếu chỉ dựa trên nguyên tác trao đổi ion Ca 2+, trao đổi ion bằng hạt nhựa hay sử dụng lọc sinh học. Các bạn cũng có thể sử dụng các loại chất có chiết xuất từ than bùn ( Peat), chúng cũng có khả năng hấp thụ Ca 2+ và giải phóng nguyên tố H+.

cách nuôi cá dĩa

 

Một số độc tố ảnh hưởng đến cá dĩa:

  • Chlorine hay Chloramine, đây là loại hóa chất được sử dụng rất phổ biến để khử trùng nước ( Có hầu hết trong nước máy). Đới với cá dĩa thì loại hóa chất này gần như là thuốc độc ảnh hưởng đến sự sinh tồn của chúng. Để loại bỏ tác hại của Chlorine trong nước các bạn cần sục oxi và phơi nước trong vòng 48 giờ để Chlorine bay hơi. Khi muốn biết trong nước có Cholrine hay không các bạn có thể sử dụng Orthotolidin 1%, nhỏ 1-2 giọt vào 10-20 lít nước, nếu nước chuyển thành màu vàng thì có chứa Chlorine và ngược lại.
  • Amonia ( N-NH3), Nitrite (NO2), Nitrate ( NO3-), các chất này đều có tác hại đối với cá dĩa, các chất này xuất hiện do quá trình phân hủy của các chất hữu cơ có trong nước ( Thức ăn dư thừa hay phân cá). Để hạn chế ảnh hưởng của các chất này đối với cá dĩa chúng ta cần tăng cường nồng độ Oxy hòa tan vào trong nước, việc này sẽ thúc đẩy quá trình phân hủy của các chất hữu cơ. Ngoài ra việc thổi khí Oxy cũng giúp giải phóng khí độc ra khỏi môi trường nước.

Hệ thống máy móc sử dụng để nuôi cá dĩa

  • Lọc sinh học và lọc vi sinh: Đây là những thiết cực kỳ quan trọng khi các bạn muốn nuôi cá dĩa, chúng đóng vai trò quyết định đối với môi trường nước. Trong quá trình nuôi cá, các vi khuẩn sống bám vào các giá thể trong bể nuôi tạo ra quá trình sinh học làm thay đổi thành phần hóa học của nước. Chính vì thế mà quá trình lọc sinh học mang ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa sự hình thành và chuyển hóa các chất độc hại giúp nước trong và sạch hơn. 
  • Lọc hóa học: Phần lớn người nuôi cá sẽ sử dụng than hoạt tính để hấp thu các chất độc hại còn lại có trong nước. Đây là khâu cuối cùng trong hệ thống thiết bị lọc nước.
  • Lọc cơ học: Nói nôm na thì đây là phương pháp giúp nước trong hơn, để thực hiện việc này chúng ta cần chuẩn bị một số vật liệu sau: vải lọc, sỏi, cát,..

Cách nuôi cá dĩa đúng kỹ thuật

Đầu tiên chúng ta cần quyết định nuôi cá dĩa trong bể kính hay hồ xi măng, sau đó thì phải chọn được vị trí thích hợp để đặt bể cá. Vị trí tốt nhất để đặt bể cá là ở nơi yên tĩnh, ánh sáng vừa, không có gió lùa vào và nhiệt độ môi trường luôn ổn định. 

cách nuôi cá dĩa

 

Trước khi thiết kế và thả cá vào bể các bạn cần phải ngâm bể cá ít nhất từ 2-3 ngày, sau khi ngâm cần vệ sinh bể cá thật sạch sẽ rồi để khô vài ngày. Cuối càng các bạn mới bắt đầu bố trí hệ thống máy lọc sinh học, tạo oxi,..

Hướng dẫn chuẩn bị nước nuôi cá dĩa

  • Nếu sử dụng nước máy cần cấp nước vào bể chứa, nếu nước quá đục cần phải lọc. Sục khí Ozone 0,25 – 1mg/10 lít nước/giờ. Kiểm tra độ PH trước khi cấp nước vào bể nuôi, độ PH nên điều chỉnh ở mức 6-7 ( Nước máy thường có độ PH là 7).
  • Khi sử dụng nước giếng cần kiểm tra chất lượng của nước, tùy theo chất lượng nước chúng ta sẽ có giải pháp xử lý phù hợp nhất. Trường hợp nước giếng đã phù hợp với tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt thì bạn cần thực hiện theo các bước sau: Cho nước qua bồn lọc cơ học, hóa học ( Than hoạt tính), sau đó cho nước này vào bồn chứa có san hô hoặc võ sò để cải thiện nồng độ PH ( Khi PH<5).  Trước khi cho nước vào trong bể cá nên kiểm tra nồng độ PH một lần nữa, nồng độ phù hợp nhất là từ 6.5-6.8. 

Cách chọn cá dĩa

  • Chọn cá bố mẹ có màu sắc theo ý muốn, cá dĩa tốt có thân hình tròn và đầy đặn, sức khỏe tốt, kỳ vân nguyên vẹn, phản xạ nhanh nhẹn và nên mua cá ở những nơi uy tín hoặc nghệ nhân có kinh nghiệm.
  • Trường hợp các bạn muốn mua cá con ( Không có màu) cần biết rõ nguồn gốc của cả cá bố lẫn cá mẹ, nên chọn cá con từ đàn khỏe mạnh, phân tán đều trong hồ, không tụm lại theo nhóm nhỏ và thường tập trung tại các máng ăn. 
  • Khi thả cá giống vào trong bể nên thả các bọc cá vào trong hồ từ 20-30 phút để cho cá làm quen với môi trường mới. 

Cách chăm sóc cá dĩa

  • Đối với cá từ 15-30 ngày tuổi cần cho ăn Artemia, bo bo. Cá từ 1 tháng tuổi trở lên thì cho ăn trùng chỉ, cung quăng. Cá hơn 3 tháng tuổi thì cho ăn trùng chỉ, thịt xay, cung quăng, cá con. Lưu ý: Khi mua trùng chỉ, bo bo, cung quăng về cần loại bỏ hết chất thải trong ruột của chúng rồi rửa sạch qua với nước. Ngoài ra chỉ nên vớt những con còn sống cho cá dĩa ăn, sau đó lại sục khí tiếp để cho lần kế tiếp.
  • Ngoài các loại thức ăn trên các bạn cũng có thể tự chế biến theo công thức sau: 500-550g tim bò hoặc thịt bò ( Sử dụng thịt mở, gân), 400g tơm tươi, 50g chất kết dính. Bỏ tất cả nguyên liệu vào trong máy xay rồi xay thật nhuyễn, bỏ thành phẩm vào trong túi nylon rồi cán dẹp, sau khi thực hiện xong các bạn nên cất chúng vào trong ngăn đá của tủ lạnh. 
  • Khi cho cá dĩa ăn nên cho thức ăn vào trong máng để dễ dàng kiểm soát và theo dỏi, cho cá dĩa ăn từ 2-4 lần trong ngày ( Khung thời gian ăn phù hợp nhất từ 9-15h). Lượng thức ăn chỉ nên cho vừa đủ hoặc hơi thiếu, tuyệt đối không cho cá ăn quá no.

Cách nuôi cá dĩa sinh sản

Chọn cá bố mẹ

  • Cá bắt cặp, mắt đỏ, rùng mình, tách đàn bơi riêng, dọn ổ,.. là một số dấu hiệu để nhận biết cá đang vào trong thời kỳ sinh sản.
  • Chuyển cá bố, mẹ sang một hồ riêng biệt và nhớ điều chỉnh môi trường sống phù hợp ( Sử dụng 70 % lượng nước cũ và 30% nước mới). Mỗi cặp cá nên nuôi trong 1 hồ, lượng nước phù hợp từ 40-100l. Môi trường nước nên để độ PH từ 5.5-6.2, độ cứng 4-6 odH, nhiệt độ từ 26-28 độ C. Ngoài ra các bạn cũng cần bố trí thêm một số giá thể ( gạch nung được làm sạch). Giữ chế độ sục khí và thay nước thường xuyên, sau vài ngày khi cá đã đẻ trứng lên các giá thể trứng sẽ bắt đầu nở ra ( 2-3 ngày trứng sẽ nở) và cần từ 2-3 ngày tiếp theo cá con mới có khả năng bám mình vào cá bố mẹ. Giai đoạn đầu khi sinh trưởng cá con cần sống nhờ vào các chất tiết ra từ cơ thể cá bố mẹ.

Cách chăm sóc cá dĩa bột

  • Khi cá được 12 ngày tuổi chúng ta cần vớt chúng ra một bể biệt ( Bể cá cần phải chuẩn bị trước đó từ 2-3 ngày). Lưu ý: Môi trương sống của cá con tốt nhất có nhiệt độ dao động từ 26-29 độ C, nồng độ PH từ 6.5 – 7 và độ cứng của nước từ 8-10 odH.
    Advertisement
  • Mật độ cá con trong mỗi bể không quá 200 con, ngày đầu tiên không nên cho chúng ăn. Từ ngày thứ 2 trở đi chúng ta bắt đầu cho chúng ăn trùng chỉ và nên cho ăn từ 2-3 lần một ngày. 
  • Hồ nuôi cá dĩa con cần thay nước hằng ngày, có thể dùng ống xiphong hút ra 0.5cm rồi châm vào 1cm.
  • Khi đến ngày thứ 15 ( Kể từ ngày đầu tiên chuyển san hồ mới) có thể sử dụng máy lọc nước trong bể, chỉ nên bật máy lọc từ 5-6 giờ/ngày. 
  • Khi về đêm các bạn nên bật cây sưởi để nhiệt độ trong nước luôn ở mức 28-30 độ C.
  • Sau khi cá được 4 tuần tuổi thì chúng sẽ bắt đầu qua giai đoạn cá hương ( 3-4cm), lúc này các bạn tiếp tục chuyển chúng sang bể khác. Từ lúc chuyển sang giai đoạn cá hương các bạn đã có thể chăm sóc chúng như cá trưởng thành.

*****

Các từ khóa liên quan:

  • cách nuôi cá dĩa
  • nuôi cá dĩa
  • cách nuôi cá dĩa lên màu
  • cách nuôi cá dĩa cảnh
  • cách nuôi cá dĩa sinh sản