Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của một chú chó, giai đoạn chó sơ sinh là giai đoạn phát triển nhanh nhất, cơ thể dẻo dai nhất và cũng là thời điểm dễ mắc bệnh và có tỷ lệ tử vong cao nhất. Đây được xem là giai đoạn khó khăn không chỉ đối với những chú chó con mà với cả người nuôi. Việc chăm sóc cho chó ở giai đoạn này đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm và phương pháp phù hợp mới đảm bảo được quá trình phát triển của chúng được thuận lợi. Chính vì vậy mà việc nắm bắt được cách nuôi chó con mới đẻ đúng kỹ thuật là điều mà các bạn phải trang bị cho mình.

Hướng dẫn cách nuôi chó con mới đẻ

cách nuôi chó con mới đẻ

Những chú cún con khi vừa mới sinh trông rất yếu ớt và mãnh mai, cũng như những đứa trẻ sơ sinh chúng cũng cần phải có chế độ chăm sóc tốt nhất mới đảm bảo được quá trình phát triển về sau được thuận lợi. 

Chế độ ăn uống cho chó sơ sinh

Khi vừa mới sinh, sức đề kháng của những chú cún con thường rất kém nên ngay từ lúc mới sinh các bạn cần phải cho chúng uống sữa mẹ. Trong sữa mẹ có chứa nhiều chất dinh dưỡng cùng hàm lượng Acid Amin, Vitamin, khoáng chất và Protein rất cao giúp cho những chú cún con hình thành hệ miễn dịch tốt. Thường thì trong vòng 4 ngày đầu tiên sau sinh, các chú chó con của chúng ta cần được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, ngoài ra các bạn cũng phải chú ý đến việc vệ sinh vú của chó mẹ để đảm bảo vệ sinh.

cách nuôi chó con mới đẻ

Chọn cách nuôi chó con mới đẻ phù hợp với điều kiện chăm sóc của bạn.

Sau khi chó con được 5 ngày tuổi, các bạn bắt đầu cho chúng uống thêm sữa ấm. Trong trường hợp chúng còn quá non nớt thì bạn có thể dùng kim tiêm để bơm sữa trực tiếp vào miệng chúng, và khi chúng bước qua 10 ngày tuổi thì có thể cho chúng bú bình hay cho sữa ra một chiếc đĩa để chúng tự liếm. Chó con nên kết hợp bú sữa mẹ và uống sữa ấm mỗi ngày từ 100-200ml trong vòng 1 tháng đầu tiên.

Khi những chú chó con của chúng ta đến tuần tuổi thứ 3, bạn nên bắt đầu tập cho chúng ăn dặm bằng cháo loãng cùng thịt heo băm nhỏ, mỗi ngày cho chúng ăn từ 1-2 bữa nhỏ. Sau 1 tháng tuổi bạn cần phải tăng cường thêm cá, trứng, rau củ vào khẩu phần ăn của chúng để bổ sung những vi chất cần thiết.

Các giai đoạn phát triển của chó con

Chó con vừa mới sinh trông rất yếu ớt và mỏng mãnh, trong 2 ngày đầu tiên chúng chỉ ngủ và bú sữa mẹ là chính. Các cơ quan chức năng trên cơ thể chó con chưa được phát triển toàn diện, chúng chỉ có thể duỗi cơ thể, đạp chân, lắc đầu nên thời điểm này chó mẹ thường giúp chúng hoạt động bằng cách trở mình, liếm láp vào cơ thể hay hậu môn của chó con. 

cách nuôi chó con mới đẻ

Khi được 1 tuần tuổi thì các khe tai của chúng bắt đầu mở rộng, thính giác của chúng được phát triển và cho đến 2 tuần tuổi thì chúng sẽ mở mắt. Lúc này thì thính giác và thị lực của chó con đã sử dụng một cách bình thường. 

Sau 3-4 tuần tuổi, chó con sẽ bắt đầu mọc răng sữa. Và cho đến 8 tuần tuổi thì bộ răng của chúng đã thành hình, nhưng nếu bạn phát hiện răng chúng mọc chậm thì cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của chúng. Các cơ quan còn lại của chó con sẽ bắt đầu phát triển dần cho đến khi chúng được 6 tháng tuổi ( Giai đoạn trưởng thành).

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc chó con

  • Cún con sau 2 tuần tuổi cần được tẩy giun sán, tiếp tục việc làm này vào tuần thứ 4, thứ 6 và thứ 8. Sau đó bạn chỉ cần tẩy giun sán cho chó con theo định kỳ, 1 tháng 1 lần cho đến khi chúng được 4 tháng tuổi.
  • Vào thời điểm chó con được 3 tháng tuổi, chúng cần được tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh dại, Carre, Parvovirus và một số bệnh truyền nhiễm khác.
  • Trong giai đoạn chăm sóc chó con dưới 1 tháng tuổi, các bạn cần phải thường xuyên kiểm tra đàn chó. Cứ khoảng 3-4 giờ là bạn phải thăm chúng một lần.

cách nuôi chó con mới đẻ

  • Nơi ở của chó mẹ và chó con cần phải được vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo khô ráo. Các bạn không nên lót quá nhiều vải hay vật dụng giữ ấm khác để tránh tình trạng chó con bị kẹt. Bên cạnh đó bạn cũng nên cho chó mẹ nằm gọn trong góc tường, việc làm này sẽ hạn chế chó mẹ đè lên chó con mà không biết.
  • Chú ý quan sát cách ngủ của chó con, nếu đàn chó phân bổ đều từng góc khi ngủ có nghĩa là nhiệt độ trong khu vực đó hợp lý. Ngược lại, nếu chúng nằm phân tán ra khắp nơi và tỏ ra khó chịu thì nơi ở quá nóng, còn nếu nằm chụm vào nhau nghĩa là quá lạnh.
  • Khi chó con được 3-4 ngày tuổi, bạn cần phải cắt móng chân thừa cho chúng. 

—–

Các từ khóa liên quan:

  • cách nuôi chó con mới đẻ
  • chó con 1 tháng tuổi ăn gì
  • cách nuôi chó con 1 tháng tuổi
  • cách chăm sóc chó con mới đẻ
  • kỹ thuật nuôi chó con mới đẻ
  • cách nuôi chó con mới mở mắt