Hiện nay có khá nhiều gia đình có thói quen nuôi thú cưng trong nhà, chúng có thể tự do đi lại ở bất cứ đâu từ phòng khách cho đến nhà bếp. Chính vì vậy mà lông của chúng có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi, điều này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của chúng ta và đặc biệt là trẻ nhỏ. Cho dù chú chó của bạn có được chăm sóc cẩn thận như thế nào đi nữa thì những mối nguy hiểm tìm ẩn vẫn tồn tại, và chỉ cần điều kiện đầy đủ thì chúng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.  Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn có hướng phòng tránh tốt nhất do tác hại của lông chó gây ra cho trẻ nhỏ.

Tìm hiểu những tác hại của lông chó

tác hại của lông chó

Khi tiếp xúc với lông chó, trẻ em có khả năng bị nhiễm ấu trùng hay ký sinh trùng. Người bị nhiễm bệnh từ vi khuẩn và vi trùng thường lây lan qua đường miệng hay hậu môn. Một trong những loại ký sinh trùng nguy hiểm nhất là sán dải, chúng thường sinh sống trong ruột non của chó. Khi trưởng thành, sán dải có kích thước khoảng 3-6mm, đầu có 4 ống hút và một hàng móc đôi. Trứng của loài sán này sẽ theo phân chó ra ngoài và có thể bám trên lông của chúng, khi ra ngoài không khí loại sán này có thể tồn tại từ vài tuần cho đến vài tháng. 

Trong quá trình vui chơi và vuốt ve những chú chó không được vệ sinh cẩn thận thì trứng sán có thể bám vào tay, trứng khi vào cơ thể trẻ nhỏ sẽ phát triển thành ấu nang có dạng bứu. Những bứu nang này phát triển nhanh chóng, đường kính của mỗi bứu nang có thể lên đến 7cm và chứa trên 2 triệu đầu sán. Những con sán dải này khi phát triển có thể làm cho người mắc bị tiêu chảy, đau bụng, bị ứng và ngứa ngoài da.

Lưu ý: Các bạn cũng không nên quá lo lắng vì khả năng mắc phải loại sán dải này không quá cao vì tùy theo hoàn cảnh thì ấu trùng mới có khả năng tiến vào cơ thể trẻ nhỏ. Và dù chúng đã tiến vào cơ thể thì tùy theo điều kiện độ ẩm và sự phát triển của chúng thì mới phát bệnh.

Cách hạn chế tác hại của lông chó

Để phòng ngừa những tác hại của lông chó đến sức khỏe của trẻ nhỏ, hằng năm các bạn nên đưa chú chó nhà mình đến các trung tâm thú ý để tiêm chủng và diệt sán theo định kỳ. Ngoài ra bạn cũng phải thường xuyên vệ sinh, tắm và diệt bọ chét cho chó.

tác hại của lông chó

Là bậc cha mẹ, các bạn phải hướng dẫn cho trẻ nhỏ thói quen giữ gìn vệ sinh sau khi vui chơi với vật nuôi, để an toàn hơn thì bạn không nên cho trẻ tiếp xúc với chúng. Theo các chuyên gia thì chó hay mèo cần được tắm rửa từ 1-2 lần/tuần bằng dầu tắm riêng biệt để loại bỏ trứng giun, sán bám trên lông. Định kỳ cần đưa chó, mèo đến trung tâm thú y để tiêm phòng vắc xin, tẩy giun sán. Trong quá trình nuôi, nếu phát hiện chó, mèo có dấu hiệu rụng lông, ngứa ngáy và bỏ ăn thì phải đưa chúng đi khám ngay.

Advertisement

—–

Các từ khóa liên quan:

  • tác hại của lông chó
  • ăn phải lông chó