Rùa tai đỏ hay còn gọi là rùa vạch đỏ, chúng có tên khoa học là Trachemys Scripta Elegans một giống rùa nước ngọt thuộc họ nhà Emydidae. Loài rùa này sở dĩ được người ta gọi là rùa tai đỏ vì đa phần các cá thể đều có vạch màu đỏ nằm ở vùng tai phía sau mắt. Giống rùa này có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, nhưng thời gian gần đây chúng xuất hiện rất nhiều ở các nước khác trên thế giới dưới dạng vật nuôi. Với ngoài hình bắt mắt, giống rùa tai đỏ rất được lòng những người yêu thích thú nuôi. Tuy nhiên, khi sống trong môi trường tự nhiên chúng lại là loài ăn thịt hung tợn và là mối nguy hiểm đe dọa đến sự tồn tại của nhiều loài động vật khác.

Những thông tin cần biết về rùa tai đỏ

rùa tai đỏ

Ngoại hình

Ngoại hình của giống rùa này khá nổi bật, với chiếc mai hình Oval, bề mặt phẳng, phần sống mai yếu, viền sau khá mãnh và có hình chữ V. Mai rùa thường có màu xanh khá sẩm màu làm nổi bật lên các chi tiết khác. Phần bụng của loài rùa vạch đỏ có màu vàng sặc sỡ còn phần đầu và chân lại xen lẫn cùng với màu xanh đặc trưng.

rùa tai đỏ

 

Ở giống rùa này, còn đực và con cái thường khác biệt khá nhiều về hình dáng. Những con rùa rai đỏ cái có kích thước trung bình từ 25-33cm, lớn hơn khá nhiều so với con đực ( 20-25cm). Tuy kích thước tổng thể nhỏ hơn so với con cái nhưng phần đuôi của chúng lại dài và to hơn nhiều. Bên cạnh đó phần móng của con đực khá dài, điều này giúp cho quá trình giao phối diện ra thuận lợi hơn. Những con rùa đực sau khi già thì toàn thân của chúng bắt đầu chuyển sang màu xanh sẩm, điều này làm cho việc phân biệt chúng với các loài rùa khác khó khăn hơn rất nhiều.

Tập tính sống

Rùa tai đỏ hầu như chỉ sống trong môi trường nước, chúng chỉ lên bờ khi đến mùa sinh sản hay để sưởi ẩm. Trong tự nhiên chúng được ví như một tay thợ lặn cừ khôi với khả năng săn bắt kỳ tài. Giống rùa này hoàn toàn không có thói quen ngủ đông, tuy nhiên khi thời tiết bắt đầu vào đông thì cơ thể chúng rơi vào trạng thần gần như vậy ( Chỉ uống nước mà không tiêu thụ thức ăn). Chúng sẽ giữ trạng thái như vậy cho đến khi thời tiết ấm hơn ( Mùa xuân), lúc này nguồn thức ăn đã bắt đầu dồi dào trở lại. 

rùa tai đỏ

Khi được 5 tuổi thì loài rùa tai đỏ sẽ bắt đầu kết đôi và sinh sản, hoạt động đẻ trứng thường diễn ra vào khoảng thán 3 đến tháng 7 hàng năm. Sau khi quá trình giao phối xảy ra, con cái thường tiêu thụ rất ít thức ăn vì chúng muốn dành phần lớn thời gian để áp trứng. Trung bình sau 60-90 ngày trứng sẽ bắt đầu nở, mỗi lứa con cái có thể đẻ từ 2-30 trứng, con cái càng to thì ổ trứng càng lớn.

Thức ăn

Giống rùa tai đỏ này là loài ăn tạp, trong tự nhiên chúng ăn rất nhiều loài động vật khác nhau như: cá, cua, ốc, sâu bọ, côn trùng,… Rùa non đang trong quá trình phát triển thưởng chỉ ăn thịt là chính, ngược lại thì các chú rùa đã trưởng thành hầu như tiêu thụ tất cả mọi loài động vật khác nhau. Chính điều này là yếu tố thúc đẩy khá năng sinh tồn của loài rùa này cao hơn rất nhiều so với những người họ hàng của chúng. Thậm chí ở một số trường hợp đặc biệt, các con rùa tai đỏ trưởng thành có thể ăn thịt cả đồng loại để tồn tại. Tính đặc tính ăn tạp này mà việc nuôi dưỡng chúng khá dễ dàng, nhưng nếu bị bỏ đói quá lâu thì chúng sẽ trở nên hung hăng hơn.

rùa tai đỏ

Trên thực tế thì ở một số quốc gia thì việc nuôi rùa tai đỏ theo hướng công nghiệp gần như bị cấm hoàn toàn. Điều này hoàn dễ hiểu vì chúng rất nguy hiểm nếu tồn tại với số lượng lớn trong môi trường tự nhiên, sẽ thật là một thảm họa nếu loài rùa này tồn tại trong ao, hồ, sông hay suối,…

Advertisement

*****

Các từ khóa liên quan:

  • rùa tai đỏ
  • rùa tai đỏ có ăn được không