Trong quá trình chăn nuôi thủy hải sản, người chăn nuôi luôn phải bỏ ra một khoảng chi phí rất lớn để mua các thức ăn công nghiệp cho cá. Chính vì vậy mà những năm gần đây người nuôi thường lựa chọn phương pháp tự chế biến thức ăn cho cá để giảm thiểu chi phí. Việc tự chế biến thức ăn cho cá không chỉ giúp các nhà nông tiết kiệm chi phí, nó còn góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phòng ngừa một số bệnh thường gặp ở cá.

Cách chế biến thức ăn cho cá

thức ăn cho cá

Một số loại thức ăn cho cá mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi

  • Lúa: Các giống lúa ở Việt Nam hiện nay, hàm lượng Protein trung bình rơi vào khoảng 7-8%, 60% tinh bột, ngoài ra trong lúa còn chứa nhiều loại vitamin như: B1, B2, B6,.. Với những người chuyên chăn nuôi cá nước ngọt sẽ dùng thóc mầm cho cá ăn.
  • Cám gạo: Đây có thể xem là một trong những nguyên liệu được người nhà nông ưa thích khi chế biến thức ăn cho cá. Protein có chứa trong cám gạo khoảng 13,3%, bên cạnh đó trong cám gạo còn chứa khá nhiều Vitamin B1, E và chất xơ.
  • Ngô: Hàm lượng Protein có trong ngô khá cao ( 10,6%), giá trị Protein của chúng sẽ được tăng cường nếu được trộn lẫn chung với đậu tương và một số nguyên liệu khác như: Cá tạp, ốc bưu vàng,.. Ngô cũng có chứa rất nhiều tinh bột ( 69,2%) tuy nhiên chúng lại rất nghèo canxi.
  • Sắn: Bột sắn được nghiền nát có hàm lượng đạm thô khoảng 3,52%, béo thô 1,04%, xơ thô 1,35% và khoáng tổng hợp là 1,58%. Bột sắn rất dễ được phân biệt với các loại tinh bột khác nhờ màu trắng đặc trưng và có tính kết dính cao, chính vì thế chúng thường được trộn chung với bột ngô, gạo, đậu tương để tăng độ kết dính cho thức ăn.
  • Đậu tương: Được xếp vào loại thực phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên chúng được sử dụng khá phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Protein có trong đậu tương có hàm lượng rất cao ( 40%), thậm chí ở một số loại đậu tương hàm lượng Protein có thể lên đến 43-50%. Trong đậu tương còn chứa nhiều vi chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể: Canxi, sắt, photpho, chất xơ. 
  • Cá tạp: Có hai loại cá tạp phổ biến nhất là cá tạp nước ngọt và cá tạp nước mặn, phần lớn người nuôi cá nước ngọt rất thích bổ sung cá tạp vào thức ăn cho cá. Nguồn thực phẩm này có lượng Protein cực cao, đồng thời chúng cũng rất dễ để tiêu hóa nên được rất nhiều người chăn nuôi lựa chọn để chế biến thức ăn cho cá.
  • Ốc bưu vàng: Được xếp vào nhóm thức ăn có hàm lượng Protein cao nên được khá nhiều người lựa chọn làm thức ăn cho cá, thịt ốc bưu vàng thường được hấp chín sau đó phơi thật khô rồi nghiền thành bột mịn để bổ sung vào thức ăn.

Cách làm thức ăn cho cá

Đối với bất kỳ vật nuôi nào nếu không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và thức ăn cần thiết sẽ khiến chúng chậm lớn, kém ăn và đồng thời rất dễ mắc bệnh. Trong quá trình chăn nuôi cá, nếu các hộ gia đình không muốn sử dụng các loại thức ăn công nghiệp thì có thể áp dụng công thức chế biển thức ăn cho cá sau đây. Công thức này được chế biến theo tỷ lệ được các chuyên gia về thủy hải sản đề nghị.

Các loại thức ăn như: gạo, ngô, sắn,… sau khi nghiền nhỏ thì trộn theo tỉ lệ 30% bột ngô + 30% cám + 10% bột cá + 10% thóc nghiền + 20% bột đỗ tương. Nếu có điều kiện thì các bạn nên ủ men trước khi cho cá ăn, bên cạnh đó một số loại tinh bột nên được nấu chín để giúp cá dễ tiêu hóa. 

Một số lưu ý khi chế biến thức ăn cho cá

  • Một số nguyên liệu như: đậu tương, khô dầu thường có chứa những thành phần khó tiêu hóa và có thể chứa một số độc tố, nấm mốc. Vì thế khi chế biến thức ăn cho cá các bạn nên xử lý trước bằng nhiệt độ hoặc dùng chúng cho các đối tượng có độ mẫn cảm thấp.
  • Có thể trộn thêm các loại Vitamin hay thuốc phòng ngừa bệnh trong thức ăn cho cá khi chế biến. Với dạng thức ăn được nấu chín nên trộn Vitamin sau khi chúng đã được nấu chín ( Trộn khi nguội).
    Advertisement

*****

Các từ khóa liên quan:

  • thức ăn cho cá
  • cách chế biến thức ăn cho cá
  • giá thức ăn cho cá
  • thức ăn công nghiệp cho cá
  • cách làm thức ăn cho cá