Chào mào là dòng chim cảnh rất thông dụng và được nhiều người ưa thích, thông thường thì cứ 2-3 người nuôi chim cảnh sẽ có một người chọn giống chim này để nuôi. Để nuôi được một chú chim chào mào không phải là vấn đề quá khó khăn và việc tìm kiếm thức ăn phù hợp cũng rất dễ dàng vì thức ăn chính của giống chim này là trái cây. Tuy nhiên với những người chơi chim chuyên nghiệp để đi thi thì quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc quả thật đòi hỏi người nuôi bỏ ra nhiều công sức. Vậy cách nuôi chim chào mào cho người chơi chuyên nghiệp như thế nào ? Thông qua bài viết này chúng tôi xin chia sẽ một số kinh nghiệm nuôi chim chào mào cho các bạn hiểu rõ hơn về cách nuôi chim chào mào.

Cách nuôi chim chào mào căng lửa:

Cách chăm sóc

Đa phần người nuôi chim chào mào đều có phương pháp chăm sóc khác nhau và gần như không ai giống ai. Chính vì điểm này khiến không ít người chơi mới khi học hỏi kinh nghiệm cảm thấy bối rối vì không biết đâu mới là phương pháp chính xác nhất.

Điều đầu tiên mà người phải chú ý nếu muốn chú chim chào mào của mình căng lửa chính là chế độ nghỉ ngơi của chú chim. Việc này thường khá khó để thực hiện thế nhưng người nuôi phải bằng cách nào đó để tập cho chú chim chào mào có thói quen đi ngủ ổn định.

Vào thời điểm mùa hè thi nên tập cho chim ngủ tầm thời gian 6-6h30, còn vào mua đông thì sớm hơn 5-5h30. Ngoài giờ giấc nghỉ ngơi thì chổ ngủ cho chim cũng không kém phần quan trọng, người nuôi phải đảm bảo nơi ngủ của chú chim không có ảnh sáng chiếu vào, không có tiếng ồn và tránh để nơi có có chuột, mèo, rắn,..

Lưu ý: Tránh tình trạng cho chim ngủ quá trể vì điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng sức khỏe của chú chim.

cách nuôi chim chào mào

Cũng như trong tự nhiên, những chú chim chào mào cũng cần được tắm nắng và tắm nước, đây là một điều khá quan trọng trong cách nuôi chim chào mào chuẩn nhất. Nên cho chim tắm nắng vào khoảng thời gian từ 8-10h sáng, trường hợp trời nắng gắt thì chúng ta có thể giảm thời gian tắm nắng xuống.

Còn việc tắm nước cho chim chào mào thì nên thực hiện vào lúc 12-15h chiều, trước khi tắm nước cho chim thì chúng ta sẽ phơi chim khoảng 5 phút. Sau khi tắm xong bạn nên phơi chim khoảng 15 phút để lông của chúng được khô ráo, tránh trường hợp mới tắm xong là trùm áo lồng.

Cách cho chim chào mào ăn

Chim chào mào cũng là loài đồng vật có nguồn gốc hoang dã, vì thế mà việc nuôi nhốt trong lồng chung ta rất khó cung cấp nguồn thức ăn phong phú như ngoài tự nhiên.

Chim chào mào được xếp vào loại ăn trái cây nên đây cũng là nguồn thức ăn chính cho nó, tuy nhiên chúng ta nên thường xuyên thay đổi loại hoa quả để tránh tình trạng nhàm chán. Ngoài các loại trái cây thì chúng ta có thể kết hợp thêm một số loại cám có chưa các chất dinh dưỡng cần thiết cho từng giai đoạn phát triển của chúng.

cách nuôi chim chào mào

Về cám chim thì cá nhận mỗi người có thể lựa chọn những loại khác nhau nên ở đây chúng ta không đè cập đến loại cám riêng biệt nào, tuy nhiên bạn cũng có thể lựa chọn cách tự làm cám cho chim tại nhà.

Tuy là loại chim chuyên ăn trái cây nhưng trong quá trình nuôi thì bạn cũng nên sử dụng một số loại thức ăn tươi sống như: cào cào, châu chấu, sâu gạo,.. Về thời điểm cho ăn loại thức ăn tươi sống này cũng không quan trọng, chủ yếu là chúng ta cần cho ăn một cách đều đặn.

Trong cách nuôi chim chào mào căng lửa thì không thể thiếu được những đợt tập dợt để xem chúng có căng lửa hay không, cho nên các bạn cũng nên lưu ý nhiều về vấn đề này. Việc nuôi chim chào mào căng lửa cũng sẽ gặp một số rủi ro như sau khi dợt xong thì chú chim đôi khi sẽ ít hót, bể chim và thường xảy ra tình trạng sợ hãi. Và tất nhiên ai cũng muốn sau khi dợt về thì chú chim của mình siêng hót, căng và sung hơn.

cách nuôi chim chào mào

Để tránh trường hợp sau khi dợt thì chú chim của mình không hót hay bị sợ hãi thì người nuôi đảm bảo chú chim của mình được chăm sóc một cách tốt nhất ở nhà. Khi đi dợt chim thì cần lưu ý lựa chọn những chú chim phù hợp, tránh tuyệt đối không cho chim của mình cạnh những con quá sung và dữ dằng vì nó sẽ làm con chim của mình bị hoảng sợ. Và bạn cũng không cần quá ngại ngùng về việc này vì thông thường ở trường chim thương chia làm 2 khu vực khác nhau, và trong đó sẽ có một khu vực dành cho các chú chim mới và còn yếu.

Khi mang chim đi dợt không nên cho chúng quá sức nếu không chú chim rất dễ bị bể và xuống sức, chán ăn.

Điều quan trọng nhất khi chăm sóc để chú chim chào mào càng lửa chính là sự đều đặn, dù chế độ ăn uống hay tập dợt tốt đến đâu nhưng lại thiếu đi sự đều đặn thì chú chim của bạn sẽ không bao giờ căng lựa một cách tốt nhất. Cách nuôi chim chào mào căng lựa thật chất không có gì là cao siêu và khó thực hiện, bạn chỉ cần áp dụng những bước căn bản như trên và thêm sự đều đặn là đã hoàn thành tốt công việc. Điều quan trọng quyết định kết quả phụ thuộc vào giống chim bạn chọn nuôi lúc ban đầu.

Cách nuôi chim chào mào đẻ

Chim chào mào mào là giống loài có nguồn gốc tự nhiên, nhưng việc săn bắt quá nhiều dẫn đến tình trạng số lượng chim chào mào trong tự nhiên bị sụt giảm. Điều này nếu xảy ra với mức độ cao hơn thì sẽ làm mất cân bằng sinh thái và dẫn đến tình trạng khang nguồn cung ứng cho giới chơi chim. Chính vì thế mà thông qua bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách nuôi chim chào mào đẻ ( Sinh sản) để chủ động hơn về nguồn giống và giảm tình trạng khan hiếm hay hủy hoại đời sống tự nhiên.

Trước khi bắt đầu thực hiện việc phối giống thì chim chào mào bố mẹ cần được tách riêng để chăm sóc đặc biệt.

Chế độ dinh dưỡng trước khi sinh sản

  • Chế độ dinh dưỡng cho chim trống: Chế độ cho ăn uống hằng ngày vẫn được giữ nguyên: cám, trái cây, côn trùng. Đặc biệt trong giai đoạn này cần tăng cường thêm các loại côn trùng như: dế, trứng kiến,… để giúp cho chú chim trống đạt được phong độ tốt nhất.
  • Chế độ dinh dưỡng cho chim mái: Cũng không khác quá nhiều so với chim trống, tuy nhiên chúng ta nên bổ sung thêm nhiều khoáng chất dành cho chim ăn hoa quả trong giai đoạn sinh sản ( Chú ý chim đã thay lông và đang có phong độ tốt).

Chế độ nghỉ ngơi

Trước khi bắt đầu quá trình sinh sản thì giấc ngủ của chim chào mào là cực kỳ quan trọng. Khi nắng tắt và trời bắt đầu sập tối thì chúng ta phải cho chim bố mẹ đi ngủ, nên để lồng chim nơi yên tĩnh và tránh những loại động vật ăn thịt.

Quá trình tiến hành cho việc sinh sản

Lồng nuôi chim chào mào

  • Lồng nuôi chim sinh sản là loại được làm bằng thép không rỉ, kích thước thì tùy theo mỗi người ( không quá quan trọng) nhưng không đước quá nhỏ ( Tổi thiểu là: Chiều dài – 180cm, chiều rộng – 120cm, chiều cao – 150cm) và cần phải có rảnh để vệ sinh phân. Và điều hiển nhiên là không thể thiếu được những giá đở để cho chim làm tổ, bạn có thể dùng vỏ dừa, bình gốm,..

cách nuôi chim chào mào

  • Trong lồng nuôi thì chúng ta cần phải bố trí khay nước, máng ăn, và máng tắm, bên cạnh đó thì những cảnh đậu cho chim cũng không thể thiếu. Lồng chim phải có mái che mưa, che gió, phần mặt tiền phải thông thoáng để có thể đón ánh nắng sớm là tốt nhất.

Bắt cặp sinh sản

  • Ở năm đầu tiên thì chú chim chào mào được xem là đã trưởng thành và mua sinh sản đầu tiên của chúng sẽ bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau. Dấu hiệu để nhận biết chú chim trống thành thục chính là việc sung mãnh và hót nhiều hơn, còn chim mái thì phát ra những tiếng kêu nhỏ và rất thường xuyên ( Dấu hiệu tìm kiếm bạn tình).

cách nuôi chim chào mào

  • Để bắt đầu quá trình sinh sản thì việc bắt cặp là điều thiết yếu, đầu tiên chúng ta sẽ cho chim trống vào lồng trước rồi mới cho chim mái vào sau. Khi chú chim trống bắt đầu hót to và ve vãn con mái đến khi con mái cuối đầu, múa đuôi, miệng thì kêu liên tục thì ta sẽ thả chim mái.
  • Trong trường hợp chim trống không chịu mái hay ngược lại thì chúng ta nên xem xét đến việc đổi bạn tình cho chúng.

Giai đoạn ấp trứng và nở con

cách nuôi chim chào mào

  • Quá trình ấp trứng của chim chào mào xảy ra khá nhanh, thông thường chỉ khoảng 12-14 ngày là trứng đã nở. Và thởi điểm trứng nở thường xảy ra vào lúc sáng sớm hoặc xế chiều, vào lúc này chúng ta cần phải đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ cho chúng để tránh chim trống phá tổ hay ăn chim chon do thiếu thức ăn.
  • Để nhận biết trứng đã nở hay chưa khá đơn giản, chúng ta chỉ cần nghe xem có tiếng chim non hay không hoặc xem dấu hiệu từ chim trống ( Lúc này chúng hay bồn chồn bay tới tay lui).
  • Để chim bố mẹ chăm sốc tốt cho chim non thì chúng ta nên cho chúng ăn nhiều các loại thức ăn như: trái cây dại Coccinia grandis ( Lục bát),..

Cách nuôi chim chào mào non

Quá trình chăm sốc một chú chim chào mào non cho đến khi thành thục là một quá trình khá dài ( Khoảng 1 năm) và đòi hòi rất nhiều công sức ở người nuôi.

Một ổ chim chào mào non thường có từ 2-3 con, sau khi tách chúng ra khỏi bố mẹ thì chúng ta sẽ bắt đầu lựa chọn trống mái. Chim trống thường có kích thước lớn, lông mọc cũng nhiều hơn, điều này khá dễ hiểu vì chim trống thường nở trước chim mái.

Sau quá trình chọn lọc thì chúng ta sẽ bắt đầu tiến hành quá trình chăm sóc, đối với những chú chim non còn nhỏ và cẩn phải đút ăn thì chúng ta nên cho vào lồng nhỏ ( Nên bê luôn tổ chim vào để giữ ấm cho chúng).

cách nuôi chim chào mào

Thức ăn cho chào mào non: Chúng ta có thể chọn mua những loại cám tổng hợp dành cho chim non sau đó trộn chung chúng với nước cho mềm rồi đút cho chúng ăn. Ngoài ra chúng ta còn có thể cho chim chào mào non ăn cơm, các loại côn trùng ( nên vặt chân) hoặc bạn có thể nhai gạo rồi cho chúng ăn.

Khi cho chim chào mào non ăn thì người nuôi nên chú ý không cho ăn 1 lúc quá nhiều mà nên chia nhỏ ra để không làm chim non bị nghẹn. Sau khi cho ăn xong thì nên cho chúng uống nước, bạn có thể dùng một cái tăm bông thấm 1 ít nước rồi cho vào miệng chúng hoặc dùng ngón tay cũng được.

Thời điểm cho chim non ăn không đồng nhất, chúng ta chỉ xác định khi nào chim non há miệng đòi ăn thì chúng ta cho ăn đến khi hết há miệng thì thôi.

Chim non có thể còn yếu nên rất khó di chuyên nên việc sinh hoạt đa phần ở 1 một chổ nên rất mau bốc mùi, mất vệ sinh. Chính vì thế mà chúng ta nên lưu ý vệ sinh thường xuyên để tránh bọ bốc mùi và tránh cho chim non bị bệnh tật.

Sau giai đoạn từ lúc mới sinh đến 1,5 tháng thì chim chào mào non bây giờ đã mọc lông cánh và đuôi đầy đủ. Chim chào mào non bây giờ đã biết bay, mổ và trở thành một chú chim chào mào má trắng. Đây có thể xem là giai đoạn chăm sóc khá vất vã khi những chú chim non đang trọng giai đoạn học hỏi ( Dễ có tật xấu nhất). Chim non thường hay bị sợ hãi cho nên chúng ta cần tập cho chúng nhiều thói quen khác nhau, và nên kiếm một chú chim dày dặn kinh nghiệm để tập cho chúng hót.

Chọn chim thầy thì nên chọn những con siêng hót, chơi hay để cho chim non có thể học hỏi được những cái tốt từ thầy.

Sau 3 tháng dài chăm sóc thì chí chim non ngày nào đã biết hót và gần như đã thành thục thì cần phải phơi nắng từ 30-40 phút mỗi ngày và thường xuyên tắm cho chúng ( 1 tuần 3 lần) cho đến khi chúng thay lông lần đầu thì đã có thể tách riêng ra chăm sóc như một chú chim trường thành.

Cách  nuôi chim chào mào thay lông

Trong giai đoạn phát triển của các chú chim chào mào thì không thể tránh khỏi quá trình trút bỏ bộ lông cũ và khoắc lên mình bộ lông mới, giai đoạn này thường rơi vào mùa mưa nên chúng ta cũng sẽ khá vất vã khi chăm sóc chúng.

Quá trình thay lông là điều rất bình thường nhưng nó lại là yếu tố quan trọng quyết định đến “ Chất” của một chú chim chào mào. Qua đay tôi cũng xin đóng góp một số kinh nghiệm về cách chăm sóc chim chào mào thay lông cho những anh em nào mới bắt đầu tập chơi hay còn thiếu nhiều kinh nghiệm.

cách nuôi chim chào mào

Chế độ dinh dưỡng cho chào mào thay lông: Nguồn dinh dưỡng lúc nào cũng là yếu tố quan trọng trong bất cứ giai đoạn phát triển nào của chú chim chào mào không riêng gì về thời điểm thay lông. Cũng như những giai đoạn khác việc chọn mua loại cám nào cho chú chim của mình phụ thuộc phần lớn vào cá nhân mỗi người nên tôi sẽ không đề cập đến bất kỳ sản phẩm nào. Thậm chí bạn cũng có thể chọn cách hạn chế cho ăn cám mà thay vào đó sử dụng trái cây và côn trùng để cho quá trình thay lông của chúng giống trong tự nhiên hơn.

Người nuôi có thể lựa chọn việc cho chim chào mào ăn thuần trái cây và kết hợp với những loại côn trùng như: cào cáo, trứng kiến, dế. Về phần trái cây thì chúng ta có thể chọn những loại quả như: Cà chua, dâu tây, cà rốt, đu đủ, cam, dưa dấu, nếu được thì bạn có thể cho chúng ăn thêm quả bình bát và gấc thì rất tuyệt vời.

cách nuôi chim chào mào

Kết hợp phơi nắng và tắm nước trong giai đoạn chim chào mào thay lông, đây là điều mà nhiều tay chới mới thường vấp phải. Trong quá trình chim thay lông rất nhiều người vẫn cho rằng cần phải trùm lòng kín và thường xuyên để quá trình thay lông diễn ra nhanh hơn nhưng đây là quan điểm cực kỳ sai lầm. Việc phù lồng kín thường xuyên trong giai đoạn chào mào thay lông là nguyên nhân dẫn đến bệnh xỉa và xù lồng.

Thật chất giai đoạn chim chào mào thay lông thì người nuôi có áp dụng cách gì thì quá trình này vẫn xảy ra một cách tự nhiên, điều quan trọng chủ yếu vào lúc này chính là chế độ chăm sóc và dinh dượng cho chúng. Đặc biệt việc vệ sinh lồng, dọn phân, tắm rửa và phơi nắng hàng ngày mới là điều các bạn cần quan tâm.

Trong giai đoạn thay lông thì chúng ta nên cho chim phới nắng sớm khoảng 30 phút, nên phơi nắng vài khoảng thời gian 7-8h sáng. Vào buổi trưa ( 12h) thì chúng ta cho chim tắm nước và sau khi tắm xong thì phơi khô lông khoảng 15 phút.

Cũng như con người, chim chào mào cũng cần phải có chế độ nghỉ ngơi thích hợp đặc biệt là về giấc ngủ. Thường những vẫn đề này rất nhiều người cho rằng là nhỏ nhặt và không quan trọng nhưng nó lại là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và phong độ của chú chim. Thời điểm cho chim chào mào ngủ tốt nhất là vào 6h và nhớ đảm bảo rằng chổ ngủ của chúng được tách biệt.

Không ít tay chơi mới, thậm chí là những người đã chơi chim lâu nhưng vẫn vấp phải việc đem chim đi dợt khi đang thay lông. Điều này là một sai lầm khá nghiệm trọng vì nó sẽ làm chậm quá trình thay lông, vì trong giai đoạn này chúng thường khá yếu. Chính vì vậy các bạn nên để cho chú chim thay lông hoàn chỉnh rồi mới cho chúng chinh chiến sa trường.

Các từ khóa liên quan:

  • cách nuôi chim chào mào
  • cách nuôi chim chào mào thay lông
  • cách chăm chào mào thay lông
  • cách nuôi chào mào đẻ
  • cách nuôi chào mào căng lửa
  • cách nuôi chim chào mào sung
  • cách nuôi chim chào mào non