Nhện Tarantula là loài động vật chuyên sống về đêm. Theo thống kê thì có tới hơn 800 loài khác nhau phân bổ ở khắp nơi trên thế giới ( Ngoài trừ Nam Cực và Bắc Cực). Nhờ sự đa dạng và phong phú về chủng loại nên khi các bạn muốn nuôi một chú nhện Tarantula sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Dù vậy, các bạn cũng chỉ nên chọn mua những con được bán ở cửa hàng thú cưng để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, khi bắt đầu làm quen với thú vui này, các bạn cần phải nắm bắt được cách nuôi nhện Tarantula đúng kỹ thuật mới đảm bảo chúng sống sót và phát triển được.

Hướng dẫn cách nuôi nhện Tarantula đúng phương pháp

cách nuôi nhện tarantula

Loài nhện Tarantula xuất hiện lần đầu tiên ở nước ta vào năm 2008, và dần dần chúng trở nên nổi tiếng hơn và phát triển mạnh vào năm 2009. Người khởi đầu cho phong trào chơi nhện cảnh và đánh thức niềm đam mê của không ít bạn trẻ chính là Mr.Spidermen – Phúc. Đến ngày nay, việc nuôi nhện cảnh dường như đã trở nên quá đỗi bình thường và không còn bị kì thị như trước. 

Có nên nuôi nhện cảnh Tarantula hay không?

Nhiều người hiện nay vẫn có suy nghĩ khá đơn giản, chỉ cần mua một chú nhện và xây dựng cho chúng một môi trường sống phù hợp là xong. Các bạn phải biết khả năng của mình như thế nào mới có thể quyết định có nên nuôi nhện cảnh hay không. Và khi các bạn đã chắc chắn được rằng, mình có đầy đủ khả năng để nuôi một chú nhện hay cà một đàn nhện cảnh thì hãy tìm hiểu cách nuôi nhện Tarantula phù hợp.

Tạo môi trường sống thích hợp cho nhện

Mua bể chuyên dụng để nuôi nhện:

Trước hết các bạn cần phải chọn mua cho mình một chiếc bể nuôi nhện có kích thước đủ lớn. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và con mắt thẩm mỹ của mỗi người mà bạn sẽ có lựa chọn thích hợp. Tuy nhiên, các bạn nên nhớ một điều là nhện có khả năng thoát ra ngoài rất nhanh và dễ dàng nên phải đảm bảo bể nuôi được che đậy kín.

Lưu ý: Không nên nuôi hai con nhện thuộc loài Tarantula chung với nhau vì rất dễ xảy ra tình trạng đánh nhau, thậm chí là ăn thịt đồng loại.

Chuồng nuôi nhện cần thông gió:

Điều này là bắt buộc nên bạn phải lưu ý. Ngoài ra lỗ thông gió cũng không được lớn hơn so với kích thước của chú nhện mà mình đang nuôi.

Nền chuồng cần phải trải một lớp nền mỏng:Thông thường, khi làm chuồng nuôi nhện người ta sẽ trải một lớp nền mỏng có độ dày khoảng 2,3-6cm. Những tấm lót nền như vậy các bạn có thể dễ dàng mua được ở cửa hàng bán nhện cảnh hoặc tại shop Viet Pet Garden. Có khá nhiều loại lót nền chuyên dụng được làm từ sợi dừa, rêu than bùn, re Sphagnum, vermicultie và đất bầu ( Được khử trùng)

Trường hợp các bạn muốn lót nền bằng than bùn thì nhớ phải khử trùng trước nhé. Sau khi khử trùng xong, các bạn hãy cho than bùn vào lò vi sóng trong vòng 10 phút để giết sạch bọ ve hay ký sinh trùng. Nếu không có lò vi sóng thì có thể dùng bếp ga để đun ( Lửa để mức trung bình).

Tạo khu vực trú ẩn cho nhện:

Nhện là động vật chuyên sống về đêm nên trong quá trình nuôi, tốt nhất bạn hãy tạo những nơi trú ẩn cho chúng ẩn nấp vào ban ngày. Để tạo hang trú ẩn, các bạn có thể dùng một chiếc bát, khúc gỗ hay vỏ chai nhựa,… Khá đơn giản phải không nào. Khi tạo hang trú ẩn cho chúng là đảm được ánh sáng không thể lọt vào khe hở. Ngoài ra cửa hang còn phải đủ lớn so với kích thước của chú nhện nhà bạn.

Bố trí thêm cây xanh:

Một số nhánh tre nhỏ đặt trong chuồng nuôi sẽ giúp nhện có thể leo trèo và khám phá xung quanh. Bạn nên lựa chọn những nhánh cây có kích thước đủ lớn để khi leo trèo chúng không bị ngã. Việc ngã từ trên cao xuống nền chuồng có thể gây ra một số tổn thương nghiêm trọng, vì vậy vị trí đặt nhánh cây cũng không cần quá cao.

Thiết lập nhiệt độ môi trường sống:

Nhện Tarantula thường sinh sống ở những khu vực nhiệt đới hay cận nhiệt nhiệt đới, vì vậy các bạn nên duy trì nhiệt độ môi trường sống của chúng vào khoảng 22-30 độ C. Để đảm bảo phát hiện kịp thời sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ trong chuồng, các bạn hãy đặt vào đó một chiếc nhiệt để tiện theo dõi.

Lưu ý:

  • Tuyệt đối không bố trí chuồng nuôi nhện xung quanh khu vực có ánh nắng mặt trời chiếu vào, nếu không chuồng nuôi sẽ bị nóng lên. Trường hợp các bạn để chuồng nuôi nhện trong môi trường có nhiệt độ xung quanh cao ( Ở mức phù hợp) thì hệ thống sưởi ấm sẽ không còn cần thiết.
  • Còn nếu chuồng nuôi nhện đặt ở môi trường có nhiệt độ thấp hơn so với điều kiện chuẩn thì bạn cần phải sử dụng tấm sưởi đêm, loại dành riêng cho bò sát. Tuy nhiên, các bạn cũng chỉ nên thiết lập khoảng 50% diện tích chuồng nuôi là được.

Duy trì độ ẩm cần thiết: Độ ẩm trung bình trong chuồng nuôi luôn nằm ở mức 50%. Các bạn hãy dùng bình xịt ẩm để phun vào chuồng. Trường hợp bạn muốn biết chính xác độ ẩm hiện tại trong chuồng thì hãy sử dụng máy đo độ ẩm, sản phẩm này có bán rất nhiều trên thị trường với giá cả phải chăng.

Thức ăn của nhện Tarantula

  • Cho nhện cảnh ăn những loại mồi có kích thước nhỏ hơn 1/2 kích thước của chúng. Một số loại thức ăn mà bạn có thể sử dụng như: Sâu, gián, cào cào, giun đất,… Đôi khi bạn cũng có thể cho nhện ăn thịt bò hay chuột con ( Được động lạnh) cũng được.
  • Tùy thuộc vào kích thước của con mồi mà số lượng thức ăn cung cấp cho chúng sẽ không hề giống nhau. Chẳng hạn như bạn cho nhện Tarantula một bữa khoảng 2 con côn trùng nhỏ hoặc 1 con côn trùng lớn. Ngoài ra, khi cho chúng ăn bạn nên lựa chọn buổi đêm vì dù sao chúng cũng là động vật sống về đêm.
  • Nếu bạn đang nuôi những chú nhện thật sự trưởng thành thì nên cho chúng ăn thường xuyên hơn. Với mỗi độ tuổi nhất định, lượng thức ăn mà nhện Tarantula tiêu thụ sẽ khác nhau. Nhưng trung bình, các bạn hãy cho nhện ăn từ 2-3 ngày một lần ( Nhện chưa trường thành). Với những con nhện đã trưởng thành thì chỉ cần cho ăn 1 tuần 1-2 lần là được.
  • Nhện Tarantula có nhiều loài khác nhau. Tùy theo loài mà thức ăn cho chúng cũng có nhiều điểm khác biệt. Khi ở độ tuổi trưởng thành thì nhện Tarantula không cần bổ sung quá nhiều thức ăn như khi còn nhỏ. Tuy nhiên, do kích thước từng loài mà số lượng bữa ăn của chúng sẽ thay đổi khi bước qua độ tưởi trưởng thành, vì vậy các bạn nên nhớ hỏi người bán về vấn đề này nhé.
  • Trong thời kỳ lột xác, tốt nhất là bạn không nên cho nhện ăn uống bất cứ thứ gì vì nó có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chú nhện của bạn. Trung bình thì khoảng sau 5 ngày thì quá trình lột xác sẽ hoàn thành, khi này bạn đã có thể cho chúng ăn trở lại như bình thường.
  • Loại bỏ lượng thức ăn thừa ra khỏi chuồng nuôi là điều mà bạn cần phải làm sau khi cho nhện ăn xong, vì những con mồi này có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của loài nhện.
  • Nhiều người thường nghĩ rằng, nhện không hề uống nước, nhưng thực tế thì không phải như vậy. Chúng cũng cần được bổ sung nước để giúp duy trì sự sống như bao loài động vật khác.

Một số căn bệnh thường gặp ở loài Tarantula

  • Bệnh Death Curl: Đây là căn bệnh thiếu nước, thông thường thì bệnh này xuất hiện chủ yếu là do người nuôi không cung cấp đủ lượng nước mà nhện Tarantula cần. Thường thì căn bệnh này rất khó phát hiện, điều này vô tình khiến việc cứu chữa trở nên khó khăn hơn. Thậm chí các bạn có phát hiện kịp thời và chữa trị đi chăng nữa thì nó vẫn ảnh hưởng sức khỏe về sau ( Gây ra nhiều biến chứng khác).
  • Ký sinh trùng: Việc vệ sinh chuồng nuôi không sạch sẽ, nguồn thức ăn không đảm bảo,… Là những nguyên nhân phổ biến nhất làm cho nhện bị ký sinh trùng. Triệu chứng thường thấy nhất của căn bệnh này là tình trạng biếng ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn, tinh thần không ổn định, lông rụng nhiều,.. Đến khi ký sinh đục từ bên trong ra ngoài cơ thể thì nhện sẽ chết. Vì vậy, trong quá trình nuôi các bạn nên vệ sinh chuồng kĩ lưỡng, thức ăn cho nhện phải có nguồn gốc rõ ràng, còn khi phát hiện nhện đã nhiểm ký sinh thì cần phải cách ly để điều trị.
  • Bệnh Diskinetic Syndrome: Trong số những căn bệnh thường thấy nhất ở loài nhện Tarantula, đây được xem là căn bệnh nguy hiểm và tàn khốc nhất. Có thể nói rằng, khi mắc phải căn bệnh này thì chú nhện của bạn đã không còn cách nào để cứu chữa. Theo một số thông tin từ những người nuôi nhện bên nước ngoài thì căn bệnh này xuất hiện là do sự tiếp xúc với hóa chất độc hại, thậm chí là phân bón có trong đất nền,…

Các từ khóa liên quan:

  • cách nuôi nhện tarantula
  • cách nuôi nhện tarantula baby
  • cách nuôi nhện tarantula sling
  • cách nuôi nhện salmon pink
  • cách nuôi nhện curly hair
  • cách nuôi nhện red knee
  • cách nuôi nhện cảnh