Trong chăn nuôi lợn thì việc thiết kế hệ thống chuồng trại một cách khoa học và đúng kỹ thuật sẽ hỗ trợ rất nhiều cho người nuôi trong quá trình chăm sóc. Chuồng trại không chỉ đơn thuần là nơi để chúng ta nuôi nhốt mà còn là môi trường sống chính của những chú lợn, vì vậy để tạo điều kiện thuận nhất thì việc nắm bắt cách xây chuồng lợn đúng kỹ thuật là việc rất cần thiết mà mọi người cần lưu ý.

Cách xây chuồng lợn thịt đúng kỹ thuật

cách xây chuồng lợn

Cách xây chuồng lợn

Một số yêu cầu cần áp dụng khi xây dựng chuồng lợn 

  • Chỉ nên xây dựng chuồng trại ở những khu đất cao ráo, tránh những vùng đất trũng vì rất dễ bị ngập nước.
  • Nên xây dựng chường lợn ở nơi có nguồn nước sạch, hạ tầng điện phải thuận tiện.
  • Chuồng lợn thịt ít nhất phải đảm bảo được tiện nghi tối thiểu để lợn tăng trưởng tốt và phòng bệnh dễ dàng.
  • Khu vực nuôi lợn cần thuận tiện cho vấn đề đi lại, việc này sẽ giúp cho quá trình nhập hay xuất chuồng nhanh chóng hơn.
  • Khi xây dừng chuồng nuôi lợn nên chọn vị trí cách xa khu dân cư, đường xá tối thiểu 100 và cách xa khu công nghiệp ít nhất 500m.
  • Ngoài ra các bạn cũng không nên xây dựng chuồng nuôi lợn quá gần những trang trại chăn nuôi khác.

Mẫu chuồng lợn một dãy dành cho heo thịt

cách xây chuồng lợn

Cách xây chuồng lợn

Ưu điểm dễ nhận thấy nhất của mẫu chuồng này lá chúng có thiết kế khá đơn giản, thoáng mát tự nhiên, việc điều chỉnh độ sáng dễ dàng thực hiện, xây dựng không quá phức tạp,… Mẫu chuồng nuôi lợn thịt này có thiết kế đơn giản nên trong quá trình chăn nuôi chúng ta rất dễ dàng kiểm soát, vệ sinh và phòng ngừa dịch bệnh.

Mẫu chuồng nuôi lợn một dãy này rất phù hợp với những quy mô chăn nuôi vừa và nhỏ hay những khu đất có kích thước hẹp về chiều rộng, nhưng lại có chiều dài.

Thiết kế của mẫu chuồng một dãy này có phần đỉnh cao nhất tầm 3m, mép phía trước cao khoảng 2,2m, mép phía sau cao 2m. Chiều rộng trung bình tính từ méo phía sau tới mép phía trước có khoảng cách tối thiểu từ 2,8-3m.

Khi xây dựng mẫu chuồng nuôi lợn này nên chừa một lối đi phía trước để thuận tiện trong việc vệ sinh, chăm sóc hằng ngày.

Kiểu chuồng nuôi heo thịt hai dãy song song

cách xây chuồng lợn

Cách xây chuồng lợn

Ưu điểm: Thiết kế này chuyên nghiệp hơn khá nhiều so với mẫu chuồng một dãy, chúng rất phù hợp cho mô hình nuôi lợn tập trung. Thiết kế không quá phức tạp, dễ xây dựng và giảm rất nhiều công sức cho người nuôi trong quá trình chăm sóc.

Nếu bạn đang sở hữu cho mình những khu đất có hình chữ nhật, hình vuông hay có diện tích tương đối lớn thì mẫu chuồng nuôi lợn có thiết kế này sẽ rất thích hợp.

Vị trí cao nhất của nóc mái tầm 4-4,5m, khi xây dựng nên chọn thiết kế mái chuồng 2 lớp để tạo độ thông thoáng tự nhiên, không khí có thể lưu thông dễ dàng vào trong các ngóc ngách của chuồng. Khoảng cách tốt nhất giữa 2 mái là từ 30-40cm. Chiều cao tối thiểu từ nền chuồng và mép thấp nhất của mái là từ 2,5-2,8m. Chiều dài trung bình từ mép mái bên này tới bên kia khoảng 6,8-7m, bôm gồm cả hành lang ở giữa.

Hành lang đi lại nên để khoáng 1,2m, hai dãy chuồng xây dựng đối diện nhau, cách làm này sẽ tối hưu hóa diện tích sử dụng triệt để nhất.

Cách xây dựng chuồng lợn và phân chia ô chuồng một cách chuyên nghiệp

Ưu cầu chung: Do đây là những mẫu chuồng dành cho mô hình chăn nuôi chuyên nghiệp nên mọi ô chuồng cần đảm bảo kích thước phù hợp theo kích thước và mật độ lợn đang nuôi. Khi xây dựng các ô chuồng cần đảm bảo độ thông thoáng, dễ thoát khí, hệ thống xư lý chất thải cần láp đặt phù hợp.

cách xây chuồng lợn

Trong trường hợp các bạn nuôi nhốt lợn chung với nhau thì mật độ tối thiểu cần đảm bảo là 1m2/con, ô chuồng rộng 3m và dài từ 5,6-6m. Nên chia chuồng nuôi thành hai ngăn riêng biệt, một ngăn chuồng dành khi cho lợn ăn và ngủ ( Kích thước 3x3m), ngăn còn lại để dành làm sân chơi, nơi vệ sinh, cho tắm,… Nếu thực hiện đúng những yêu cầu này sẽ giúp nơi ở của các chú lợn của chúng ta sạch sẽ và khô ráo hơn.

Nền chuồng nuôi lợn cần phải đảm bảo độ cao tối thiểu từ 30-40cm so với nền đất, độ dốc trung bình tầm 2cm. Khi thiết kế chuồng nuôi lợn các bạn nên sử dụng các loại vật liệu có độ bền và độ nhám cám để xây nền chuồng. Phần lớn những mẫu chuồng trại nuôi lợn chuyên nghiệp ngày nay đều sử dụng chất liệu nhựa để xây dựng, ngoài ra các bạn cũng có thể xây nền bằng bê tông, trán xi măng, việc này phụ thuộc chủ yếu vào kinh phí đầu tư của mỗi cá nhân.

Tường bao quanh cần có chiều cao phù hợp, không nên xây dựng quá cao sẽ gây bất tiện cho việc chăm sóc sau này. Vách ngăn giữa các ô chuồng có thể sử dụng lưới, thanh sắt,… để tạo độ thông thoáng cao nhất. Đối với mẫu chuồng nuôi lợn hai dãy song song thì yếu tố thông thoáng là điệu rất cần thiết.

Những trang thiết bị dành cho chuồng nuôi lợn chuyên nghiệp: Máng ăn phải đặt trong gian chuồng được thiết kế riêng biệt khi cho ăn. Trong truồng hợp mẫu chuồng chia ô theo từng con thì hệ thống máng ăn cần đặt sát lối đi để giúp người nuôi thuận tiện khi cho ăn. Những thiết bị cần thiết khác như: thiết bị chiếu sáng, gió, nhiệt độ, độ ẩm,… cần được bố trí một cách phù hợp nhất.

*****

Các từ khóa liên quan:

  • cách xây chuồng lợn
  • chuồng trại chăn nuôi lợn thịt
  • chuồng lợn nái
  • chuồng lợn thịt