Khi chọn nuôi bất kỳ loài cá cảnh nào, điều đầu tiên mà chúng ta cần phải suy tính đến chính là nguồn thức ăn cho chúng. Các bạn không thể chỉ sử dụng một loại thức ăn nhất định để dùng chung cho tất cả các loại cá cảnh, và bạn cũng không thể chỉ dùng duy nhất loại thức ăn chế biến sẵn ( Thức ăn công nghiệp) để làm nguồn dinh dưỡng chính. Vì sao ư? Vì nếu làm như vậy thì chắc chắn đàn cá cảnh của bạn sẽ gặp phải không ít vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như béo phì, sức đề kháng kém, chán ăn,… Và giải pháp được giới chơi cá cảnh chuyên nghiệp hiện nay đưa ra để giải quyết vấn đề này chính là thực hiện một số cách làm thức ăn cho cá cảnh bằng những nguyên liệu tươi sống.

Hướng dẫn cách làm thức ăn cho cá cảnh

cách làm thức ăn cho cá cảnh

Thông thường những người mới bắt đầu tập chơi cá cảnh sẽ được khuyến cáo chỉ nên chọn những giống cá cảnh dễ nuôi, điều kiện nguồn cung cấp thức ăn nằm trong khả năng của chúng ta ( Tức là nguồn thức ăn dễ kiếm, giá thành thấp,…). Đây cũng chính là nguyên nhân mà nhiều giống cá ngoại tuy rất đẹp nhưng không được ưa chuộng nhiều ở Việt Nam, có thể là do chúng không thích nghi với điều kiện khí hậu ở nước ta hoặc như nguồn thức ăn cho chúng quá khan hiếm.

Vì sao nên tự chế biến thức ăn cho cá cảnh?

Tự chế biến thức ăn cho cá cảnh là một cách hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí. Ban đầu, việc tự làm thức ăn cho cá cảnh có thể sẽ làm bạn tốn khá nhiều chi phí để mua sắm nguyên liệu, tuy nhiên khi đã quen dần với việc này thì các bạn sẽ biết cách mua được những nguyên liệu chế biến với giá thành phải chăng hơn ( Chẳng hạn như mua sắm vào những lúc siêu thị giảm giá). Và khi các bạn đã thành thạo trong khâu mua sắm cũng như chế biến thức ăn cho cá cảnh rồi, lúc này bạn sẽ thấy chi phí bỏ ra để tự chế biến thức ăn có thể rẻ hơn khi mua tại các của hàng gần 3 lần.

Ngoài ra, việc tự tay chế biến thức ăn cho cá cảnh còn giúp bạn thoát khỏi những vấn đề gây ra không ít tranh cãi trong giới chơi cá về thức ăn công nghiệp. Một trong những điều mà nhiều người thường đề cập đến về thức ăn chế biến sẵn chính là hàm lượng dinh dưỡng không phù hợp, nói đúng hơn là thực phẩm chế biến sẵn không đáp ứng được đầy đủ những gì mà cá cảnh cần. Tuy điều này nghe không hợp lý cho mấy, thế nhưng trên thực tế có không ít loại thức ăn công nghiệp cho cá thiếu hụt nhiều loại Vitamin do bị phan hủy trong quá trình sản xuất. 

Tổng quan về các loại thức ăn cho cá cảnh

cách làm thức ăn cho cá cảnh

Thức ăn  tự nhiên

Trong đời sống hoang dã, hầu hết các loài cá chỉ sống nhờ lượng thức ăn có sẵn trong môi trường tự nhiên. Mà nguồn thức ăn trong tự nhiên lại vô cùng đa dạng và phong phú, lượng thức ăn này nhiều hay ít còn phụ thuộc vào mật độ hệ sinh thái tự nhiên. Và ở đó, mỗi loài cá sẽ thích nghi với một loại thức ăn riêng biệt nào đó và khi đói thì bản năng sinh tồn sẽ giúp chúng tìm đến nguồn thức ăn mà bản thân đang cần. 

Thức ăn có nguồn gốc thực vật: Trong những môi trường sống như ao, hồ, sông, suối,… các loài cá thường sẽ ăn rễ cây, rau, cỏ, rong, rêu, bèo,… Loại thức ăn có nguồn gốc thực vật này có loài cá ăn ít, có loài cá ăn nhiều nhưng có một điều chắc chắn là hầu như loài cá nào cũng biết ăn. Chính vì vậy, dù các bạn nuôi cá cảnh trong môi trường khép kin như bẻ, hồ,… thì vẫn phải đảm bảo cho chúng ăn các loại rau xanh, rong, rêu,… 

Thức ăn có nguồn gốc từ động vật: Đây được xem là nguồn thức ăn chính của phần lớn các giống cá cảnh hiện nay. Nếu trong tự nhiên, thức ăn động vật gần như lúc nào cũng có sẵn, điển hình nhất là thủy trần, bo bo, cung quăng, cua đồng, tôm, tép,…

  • Thủy trần, hồng trần ( Trứng nước): Đây là loài sinh vật có kích thước rất nhỏ, sinh vật này thường sinh sống trong những vùng nước đọng, kênh, mương,… Hồng trần và thủy trần có khả năng sinh sản nhanh chóng nên những khu vực chúng sinh sống luôn dày đặc những mảng màu đỏ. Nếu các bạn muốn bắt loài sinh vật này thì tốt nhất nên lựa chọn vào sáng sớm, ngoài ra sau khi bắt về cần phai ngâm trong nước sạch một thời gian dài để lắng hết chất dơ. 
  • Bọ gậy ( Cung quăng): Loài này chắc hẵn các bạn đã không ít lần nghe đến chúng, đây là ấu trùng muỗi thường có mặt rất nhiều ở những vật chứa nước như thùng, khạp,… Cũng như hồng trần và thủy trần, cung quăng cũng rất thích tụ tập thành từng đám trên mặt nước nên cũng khá dễ bắt. Ngoài việc bắt bọ gậy ngoài tự nhiên, các bạn cũng có thể lựa chọn cách tự nuôi bọ gây để chủ động hơn về nguồn thức ăn cho cá cảnh. Quá trình nuôi bọ gây cũng khá đơn giản, các bạn chỉ cần chuẩn bị một cái lu hay khạp có dung tích khoảng 100l, cho nước vào khoảng 2/3 vật chứa rồi bỏ thêm vào một ít xác mía, lá cây, cùi bắp,… Tiếp đến thì bạn hãy bị chặt miêng khạp, lu lại, chỉ sau khoảng 24h thì muỗi sẽ tự động tìm đến và để trứng. Trứng muỗi sẽ nở sau 2 ngày và lúc này bạn chỉ việc vớt ra cho cá ăn là được.
  • Trùng chỉ: Trùng chỉ hay còn gọi là giun chỉ, loài này có thân mình nhỏ và dài ( Như sợi chỉ), thân mình chúng đỏ như màu trùng huyết. Loài này thường sống thành tùng búi ở những khu vực nước chảy mạnh như suối, cống, đáy sông,… Do trùng chỉ thường ăn các chất hữu cơ thối rửa nên khi bắt về các bạn nhớ phải ngâm nước thật kỉ, ngoài ra cũng chỉ nên cho cá cảnh ăn trùng chỉ vào buổi sáng và với một lượng vừa phải để tránh làm bẩn nước.
  • Giun đất: Có thể nói đây là món khoái khẩu của hầu hết các giống cá chứ không riêng gì với những loài cá cảnh. Giun đất là loài nhuyễn thể, thân có nhiều đốt, kỵ ánh sáng nên chúng thường chỉ sinh sông bên dưới về mặt đất. Loài này thương ăn đất cùng một số chất hữu cơ khác, nói chung loài này sinh sống ở những nơi đất đai màu mỡ nên rất dễ tìm kiếm chúng.
  • Cá mồi ( Cá con): Nguồn thức ăn thường chỉ dùng cho những giống cá ăn thịt như La Hán, cá rồng, tai tượng,…
  • Ốc sên, tôm tép đồng,..: Đây cũng là nguồn thức ăn ưa thích của các loài cá cảnh, khi sử dụng các bạn nhớ phải băm nhỏ để cá cảnh dễ tiêu hóa hơn.

Thức ăn hỗn hợp: Thức ăn hỗn hợp hay còn được biết đến là loại thức ăn tự chế biến bằng các nguyên liệu tương sống. Loại thức ăn thường được dùng trong trường hợp nguồn thức ăn tươi sống quá khang hiếm, ngoài ra cũng giúp người chơi tiết kiệm chi phí cũng như công sức trong việc tìm kiếm nguồn thức ăn. Thức ăn hỗn hợp gồm có:

  • Ruột bánh mì, cơm nguội: Những loại thực phẩm như thế này hầu như giống cá cảnh nào cũng có thể ăn được một khi chúng đã đói, tuy nhiên khi cho cá cảnh ăn thì nhớ phải lưu ý đến số lượng phù hợp.
  • Cám hỗn hợp: Hỗn hợp cám hay thực phẩm hỗn hợp dành cho gia súc, gia cầm cũng được xem là món ăn khoái khẩu của khá nhiều loài cá cảnh ( Cá chép, tai tượng, cá vàng,…).

Cách làm thức ăn cho cá cảnh

cách làm thức ăn cho cá cảnh

Cho dù giống cá cảnh bạn đang nuôi có phải là loài ăn tạp, ăn thịt hay chỉ ăn thực vật thôi thì các bạn cũng cần phải mua tôm , sò, cá hay một số vi sinh vật khác. Khi đã có đầy đủ những nguyên liệu cần thiết, các bạn tiến hành băm nhuyễn các nguyên liệu thành mảnh vụn rồi trộn nó thật đều. Để điều chỉnh hàm lượng dinh dưỡng phù hợp với từng loài cá cảnh, các bạn có thể cho thêm một số Vitamin dinh dưỡng, sâu, cá, mực, trai, hàu và rau củ như cà rốt, cải xoăn,… Ngoài ra, khi các bạn tự làm thức ăn cho cá cảnh nhớ phải đảm bảo thức ăn không được quá béo nếu không nó sẽ làm nguồn nước bị ô nhiễm. 

Advertisement

Sau khi đã pha trộn hỗn hợp thức ăn cho cá cảnh hoàn tất, các bạn chỉ việc cho thành phẩm vào trong túi ni long ( Bịt kín miệng) rồi cho vào trong ngăn lạnh. Để đảm bảo việc cho cá ăn không gặp nhiều rắc rối, tốt nhất bạn nên chia thức ăn ra thành từng phần bằng nhau rồi ép thành từng bánh có độ dày khoảng 0,6cm. 

Các từ khóa liên quan:

  • cách làm thức ăn cho cá cảnh
  • cách làm thức ăn cho cá kiểng
  • cách tự làm thức ăn cho cá cảnh
  • cách làm thức ăn cho cá 7 màu
  • cách làm thức ăn cho cá vàng
  • cách làm thức ăn cho cá la hán
  • cách làm thức ăn cho cá betta
  • cách làm thức ăn cho cá xiêm
  • cách làm thức ăn cho cá coi