Chăn nuôi thỏ là một trong những ngành nghề mang lại lợi nhuận kinh tế rất cao, nhưng chúng vẫn chưa thực sự phát triển mạnh ở nước ta. Nguyên nhân chính là người dân hiện nay vẫn chưa biết cách nuôi thỏ đúng kỹ thuật nên còn khá dè dặt khi đầu tư. Để thành công trong việc chăn nuôi thỏ chúng ta cần phải nắm bắt được những đặc điểm về sinh lý, sinh hóa, sinh sản, nguồn thức ăn,…. Đặc biệt là khâu phòng ngừa dịch bệnh trong chăn nuôi thỏ là yếu tố cực kỳ quan trọng mà bất kỳ người nuôi thỏ nào cũng cần phải biết.

Hướng dẫn cách nuôi thỏ đúng kỹ thuật

cách nuôi thỏ

Cách làm chuồng thỏ

Khi bắt tay vào xây dựng mô hình nuôi thỏ chuyên nghiệp, điều đầu tiên mà chúng ta cần làm là thiết kế hệ thống chuồng trại. Tuy là bước đầu tiên nhưng nó cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của quá trình chăn nuôi thỏ.

Chuồng thỏ có thể được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như: sắt, tre, gỗ,… Trong đó thì tre và gỗ cần phải sử dụng loại có chất lượng tốt, chắc chắn để những chú thỏ của chúng ta không gặm mòn được. 

Mẫu chuồng nuôi thỏ chuẩn: Mỗi ô chuồng dài 90cm, cao 45cm, rộng 60cm, chân chuồng thỏ cao 50cm, trung bình thì mỗi ô chuồng này có thể nuôi từ 5-6 con thỏ sau cai sữa và tầm 2 con giống hậu bị. Tùy theo vị trí xây dưng và quy mô chăn nuôi mà số lượng ô trong một chuồng có thể thay đổi, điều này phụ thuộc vào người nuôi. Bên cạnh đó khi thiết kế chuồng thỏ thì phần đáy lồng phải bằng phẳng, nhẵn để cho thỏ không gặm được, ngoài ra phần đấy lồng phải có khe hỡ để phân và nước tiểu của thỏ có thể rơi ra ngoài.

cách nuôi thỏ

Lưu ý: Khi xây dựng chuồng thỏ thì nhớ thiết kế phần đáy lồng có thể dễ dàng tháo ráp, điều này sẽ giúp các bạn thuận tiện hơn mỗi khi dọn dẹp vệ sinh và phòng ngừa dịch bệnh.

Xung quanh khu vực chuồng nuôi thỏ và giữa các vách ngăn có thể đóng thêm một số cọc tre vót tròn ( Có thể thay thế bằng lưới sắt), việc này đảm bảo không có khe hỡ hạn chế thỏ có thể thoát ra ngoài. Đặc biệt việc làm này còn ngăn chặn sự xâm nhập của các loài động vật khác như: chuột, rắn,…

Trong chuồng thỏ cần bố trí các máng ăn và một giá đựng thức ăn xanh, những vật dụng này nên được làm bằng sứ, sắt, nhôm,… Đối với máng nước uống thì có thể dùng xi măng có kích thước 10-15cm vào cao từ 8-10cm. 

Trong trường hợp các bạn nuôi thỏ sinh sản thì các ô chuồng nên được làm bằng gỗ mỏng có khung nẹp chắc chắn, thiết kế theo chuẩn sau: rộng 35cm, dài 50cm, cao 20cm.

Chuồng nuôi thỏ cần đặt ở những nơi có mái che để tránh gió, mưa, nắng,… điều này giúp cho thỏ khỏe mạnh và phòng ngừa được một số căn bệnh thường gặp.

Thức ăn cho thỏ

Thức ăn xanh: Thỏ là loài động vật khá dễ tính trong khâu ăn uống, chính vì vậy mà nguồn thức ăn của chúng rất đa dạng. Chúng thường ăn các loại lá cây, rau xanh, trái cây, lá chuối, có voi,… trong quá trình nuôi các bạn có thể quan sát trực tiếp để thiết kế khẩu phần ăn phù hợp cho chúng.

cách nuôi thỏ

Thức ăn cho thỏ cần phải nhập từ những nơi có nguồn gốc đảm bảo, không lấy thức ăn từ những nơi đã có gia súc hay gia cầm ăn qua để tránh những trường hợp lây nhiễm bệnh. Tuyệt đối không cho thỏ sử dụng các loại thức ăn đã hư, ẩm mốc, lên men vì chúng sẽ làm cho những chú thỏ của chúng ta bị đau bụng, đầy hơi hay tiêu chảy.

Đối với thức ăn thô xanh sau khi mang về cần trãi đều và phơi cho khô ráo mới bắt đầu cho thỏ sử dụng. Trong những ngày mưa gió nếu thức ăn có bị ẩm cũng cần phải phơi cho khô ráo.

Thức ăn tinh: Trong quá trình nuôi thỏ theo mô hình công nghiệp, thỏ cần phải bổ sung thêm nguồn thức ăn tình từ các loại thực phẩm như: các loại củ, khoai, sắn,… Tuy nhiên không nên cho thỏ ăn ngô, lúa ngâm. Bên cạnh đó những loại thức ăn công nghiệp có chứa nhiều đạm cũng thúc đẩy quá trình phát triển của thỏ nhanh chóng hơn. Khi cho thỏ ăn nên chế biến thức ăn ở mức vừa phải, hạn chế cho chúng ăn thức ăn quá đặc. 

Công thức chế biến thức ăn tinh viên cho thỏ ( Tổng khối lượng 10kg): 6kg bột ngô ( 60%) + cám gạo, cám sắn 10-15% + 15% cám đậm đặc ( C20) + nước. Sau khi trộn đều hỗn hợp thức ăn thì đưa vào  máy ép thành viên ( Độ ẩm vừa phải), phơi khô sau đó bảo quản thật kỹ rồi cho thỏ ăn từ từ.

Cách nuôi thỏ hậu bị và thỏ chữa

  • Khi lựa chon thỏ đực và thỏ cái cần đảm bảo đúng tiêu chí về phẩm cấp, ngoại hình. Phải nhốt thỏ riêng cho đến khi chúng được 3 tháng tuổi để tránh tình trạng cắn nhau và giúp chúng có thể giao phối một cách tự nhiên. Để có thể hạn chế tình trạng thỏ cái không động dục thì trong giai đoạn này các bạn không nên cho chúng ăn quá nhiều tinh bột hay thực phẩm giàu năng lượng.

cách nuôi thỏ

  • Trong một đàn thỏ thì tỷ lệ đực và cái nên nằm ở mức 1-5 hay 1-10 để đảm bảo tỷ lệ thụ thai cao tốt nhất.
  • Khi thỏ được 5-6 tháng tuổi chúng ta đã có thể bắt đầu cho phối giống lần đầu tiên.
  • Thời điểm phối giống tốt nhất cho thỏ là vào sáng sớm, công việc này thực hiện khá đơn giản. Các bạn chỉ việc đưa những con thỏ cái qua chuồng nuôi của thỏ đực. Trường hợp các bạn muốn nâng cao tỷ lệ thụ thai thì chỉ cần cho thỏ phối lần 2 sau lần thứ nhất khoảng 6 tiếng.
  • Thời gian mang thai của thỏ không quá dài, trung bình từ 28-32 ngày  là chúng ta đã có thể xác định dễ dàng qua ngoài hình của chúng. Ngoài ra các bạn cũng có thể dùng phương pháp phối thử, sau 10-14 sau khi phối giống thì cho chúng phối thử với thỏ đực nếu thỏ cái có chữa sẽ không chịu giao phối nữa.
  • Trong thời gian thỏ mang thai cần cho chúng ăn nhiều sinh tố A, D, E và những loại thức ăn giàu Protein.

Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản

  • Trước khi thỏ bắt đầu đẻ từ 2-3 ngày chúng ta cần phải chuẩn bị ổ đẻ sạch sẽ và chu đáo.
  • Thông thường thì thỏ sẽ đẻ vào ban đêm, trung bình mỗi lứa sẽ có tử 6-10 con hoặc nhiều hơn. Các bạn nên thu dọn ổ vá lót đệm trước khi cho chúng đẻ vì thỏ mẹ thường có thói quen nhỏ lông bụng trước khi sinh sản.
  • Sau khi sinh sản từ 3-4 ngày thỏ cái có thể động dục và chuẩn bị cho kỳ mang thai tiếp theo.
  • Trong giai đoạn thỏ mẹ chăm con, bạn nên đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho thỏ mẹ để chúng có sữa nuôi con.
  • Thỏ con sẽ bắt đầu bú sữa mẹ sau khi sinh khoảng 15 tiếng, trong 20 ngày đầu tiên chúng phụ thuộc hầu hết vào sữa mẹ nên chúng ta không cần phải bổ sung thêm thức ăn ngoài.
  • Trong thời gian đầu chúng ta cần kiểm tra thường xuyên để xác định những chú thỏ con có bú no hay không, nếu chúng ăn uống đầy đủ thì da sẽ căng lên, phẳng và chỉ nằm yên tĩnh một chổ. Ngược lại, nếu thỏ con bị đói thì da sẽ nhăn nheo và cựa quậy liên tục. 
  • Sau 21 ngày tuổi thì thỏ con sẽ ra ổ, lúc này chúng bắt đầu tự tập ăn với thỏ mẹ. Khi được 23-25 ngày tuổi thì thỏ con đã có thể hấp thu được 50% nhu cầu dinh dưỡng từ thức ăn của thỏ mẹ, sau 26 ngày tuổi thì sữa mẹ chỉ còn đáp ứng được 20-30% nhu cầu dinh dưỡng của thỏ con. Chính vì thể khi thỏ con bắt đầu ra ổ thì các bạn cần lưu ý tới chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn của chúng, giai đoạn này có thể cho thêm cỏ non vào trong chuồng nuôi để chúng tự tập ăn.
  • Sữa mẹ có sản lượng cao nhất vào ngày 15-21 của chu kỳ và giảm dần cho đến  ngay thứ 35-42 sẽ ngưng hẳn. Vì vậy sau khi thỏ con được 28-42 ngày tuổi đã có thể cai sữa.

Cách phòng ngừa dịch bệnh

  • Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi thỏ để hạn chế môi trường thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.
  • Hằng ngày các bạn cần quan sát về cách ăn uống và thói quen của thỏ để sớm phát hiện bệnh.
  • Nếu thấy có hiện tượng phân thỏ hôi, nhão sau đó thì lỏng dần có thấm dính lông quanh hậu môn, bên cạnh đó xuất hiện tình trạng kém ăn và lờ đờ thì đó là hiểu hiện của bệnh tiêu chảy. Trong trường hợp này các bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, đặc biệt khi thay đổi thức ăn cần thực hiện từ từ. Với những dạng thức ăn có chứa nhiều nước nên phơi khô trước khi cho thỏ ăn. Nếu tình trạng tiêu chảy diễn biến nặng hơn thì có thể sử dụng thuốc Sulfaguanidin với liều lượng 0,1g/kg thể trong một ngày. Cho thỏ uống trong 3 ngày liên tục.
  • Nếu thỏ có triệu chứng lông xù, kém ăn, gầy dần, đôi khi phân có lẫn màu đỏ thì đó tình dấu hiệu của bệnh cầu trùng. Đây là căn bệnh rất phổ và thương gặp ở thỏ. Để phòng ngừa và điều trị căn bệnh này chúng ta nên vệ sinh đáy lồng, rửa máng ăn, máng uống và không để thức ăn trực tiếp xuống nền chuồng nuôi. Nên sử dụng thức ăn sạch sẽ không bị ôi thiu, mốc hay biến chất. Sau khi thỏ cai sữa nên bổ sung thêm các loại thuốc như: ESB3, Costop-Sb3 trộn lẫn vào thức ăn và cho ăn liên tục trong 7 ngày rồi nghĩ 5 ngay, sau đó lại tiếp tục cho ăn tiếp 7 ngày.

*****

Các từ khóa liên quan:

  • cách nuôi thỏ
  • kỹ thuật nuôi thỏ
  • mô hình nuôi thỏ
  • thức ăn cho thỏ
  • thỏ ăn gì
  • kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản
  • cách nuôi thỏ con
  • cách làm chuồng thỏ
  • cách nuôi thỏ trong nhà
  • cách nuôi thỏ cảnh
  • cách chăm sóc thỏ
  • cách làm chuồng thỏ đơn giản
  • thỏ có uống nước không
  • cách nhận biết thỏ có thai
  • cách nuôi thỏ thịt
  • nuôi thỏ thả vườn
  • nuôi thỏ công nghiệp
  • kỹ thuật làm chuồng nuôi thỏ
  • hướng dẫn cách nuôi thỏ
  • mô hình nuôi thỏ thịt
  • mô hình nuôi thỏ thả vườn
  • kỹ thuật nuôi thỏ thả vườn
  • cám viên cho thỏ
  • cách chăm sóc thỏ con